Để được hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị chấp thuận gồm những gì?
- Để được hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc gồm những gì?
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận nhưng tổ chức tôn giáo trực thuộc không hợp nhất trong thời hạn bao lâu thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực?
Để được hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Để được hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì cần phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 28 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Điều kiện thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc;
2. Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này;
3. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Như vậy, để được hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này;
- Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Trước khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có tách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
d) Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
đ) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
e) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc gồm những tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi hợp nhất cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi hợp nhất;
- Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi hợp nhất;
- Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
- Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận nhưng tổ chức tôn giáo trực thuộc không hợp nhất trong thời hạn bao lâu thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực?
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận nhưng tổ chức tôn giáo trực thuộc không hợp nhất trong thời hạn bao lâu thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực, thì căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
...
4. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
Như vậy, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận nhưng tổ chức tôn giáo trực thuộc không hợp nhất trong thời hạn 01 năm thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?