Để được cấp thẻ kiểm dịch động vật thì kiểm dịch viên phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đúng không?
Để được cấp thẻ kiểm dịch động vật thì kiểm dịch viên phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đúng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 14 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thẻ kiểm dịch động vật
1. Thẻ kiểm dịch động vật bao gồm các nội dung sau: hình ảnh, họ tên, năm sinh, chức danh, số hiệu, đơn vị công tác của kiểm dịch viên động vật.
2. Thẻ được làm bằng bìa cứng có ép Plastic; hình chữ nhật, rộng 70 mm, dài 100 mm, có 02 đường viền màu xanh coban; nền màu trắng in hoa văn màu xanh co ban nhạt, chính giữa in chìm biểu tượng kiểm dịch động vật đường kính 19 mm màu xanh co ban; chữ in màu đen. Hai mặt của thẻ kiểm dịch động vật được quy định như sau:
a) Mặt trước (hình 25 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này):
Bên trái từ trên xuống là tên cơ quan cấp thẻ; biểu tượng kiểm dịch động vật đường kính 15 mm; ảnh của người được cấp thẻ (ảnh 2x3 cm mang trang sắc phục kiểm dịch động vật), góc dưới bên phải của ảnh được đóng dấu nổi của cơ quan cấp thẻ;
Bên phải từ trên xuống in chữ hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; hàng dưới “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; riêng chữ in hoa “THẺ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT” được in màu đỏ; số hiệu, họ tên, năm sinh, chức danh, nơi công tác;
b) Mặt sau (hình 26 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này): Phía trên in chữ hoa “QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC CẤP THẺ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT” được in màu đỏ; nội dung của những quy định; địa danh, ngày, tháng, năm cấp thẻ; chức danh, chữ ký, họ tên người cấp thẻ và đóng dấu.
3. Tiêu chuẩn được cấp thẻ kiểm dịch động vật:
a) Có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên (chuyên ngành thú y hoặc chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản hoặc bệnh học thủy sản);
b) Đã hoàn thành một khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do Cục Thú y hoặc các đơn vị được Cục Thú y ủy quyền tổ chức tập huấn.
4. Thẻ kiểm dịch động vật được cấp cho kiểm dịch viên động vật theo Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này. Khi không thực hiện hoặc ngừng thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật thì kiểm dịch viên động vật phải nộp lại thẻ này cho cơ quan quản lý trực tiếp.
Như vậy để được cấp thẻ kiểm dịch động vật thì kiểm dịch viên phải có trình độ chuyên muôn từ trung cấp trở lên với các chuyên ngành sau thú y hoặc chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản hoặc bệnh học thủy sản.
Nhưng trình độ chuyên môn không phải là điều kiện duy nhất, anh tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thú ý sẽ được cấp thể kiểm dịch động vật nếu anh đã hoàn thành một khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do Cục Thú y hoặc các đơn vị được Cục Thú y ủy quyền tổ chức tập huấn.
Kiểm dịch động vật (Hình từ Internet)
Thẻ kiểm dịch động vật sẽ bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thu hồi thẻ kiểm dịch
1. Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thu hồi thẻ kiểm dịch động vật trong các trường hợp sau:
a) Kiểm dịch viên động vật khi thôi nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật;
b) Kiểm dịch viên động vật bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức hoặc buộc thôi việc theo quy định về xử lý kỷ luật.
2. Hàng năm, Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh báo cáo bằng văn bản về Cục Thú y các trường hợp thu hồi thẻ kiểm dịch động vật.
Như vậy thẻ kiểm dịch động vật sẽ bị thu hồi khi:
- Kiểm dịch viên động vật khi thôi nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật;
- Kiểm dịch viên động vật bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức hoặc buộc thôi việc theo quy định về xử lý kỷ luật.
Biển hiệu kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Biển hiệu kiểm dịch động vật
1. Biển hiệu kiểm dịch động vật có hình chữ nhật, dài 85 mm, rộng 20mm được làm bằng kim loại (hình 24 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đường viền ngoài rộng 1,5mm; nền màu xanh tím than.
3. Bên trái là một phần của biểu tượng kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
4. Bên phải từ trên xuống dưới là họ tên người mang biển hiệu; số hiệu người mang biển hiệu (trùng với số hiệu ghi trên thẻ kiểm dịch động vật).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?