Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện nào?
- Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện nào?
- Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam khi hết hạn có được gia hạn lại hay không?
- Loại phân bón nào được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không cần phải có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia?
Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Điều kiện cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
b) Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trừ loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này.
2. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi, bổ sung thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành;
b) Quyết định công nhận phân bón lưu hành bị mất, hư hỏng;
c) Thay đổi tên phân bón theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
...
Theo đó, để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện như sau:
(1) Đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
(2) Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trừ các loại phân bón không phải khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Trồng trọt 2018.
Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam khi hết hạn có được gia hạn lại hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Yêu cầu về công nhận phân bón lưu hành, phân loại phân bón
1. Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này; phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và được gia hạn.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực phân bón tại Việt Nam được đứng tên đăng ký công nhận lưu hành phân bón.
4. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón.
5. Chính phủ quy định về phân loại phân bón.
Theo quy định, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và được gia hạn.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 37 Luật Trồng trọt 2018 có quy định về điều kiện gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:
Cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
...
3. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được gia hạn khi đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
b) Đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
c) Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón theo quy định.
4. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam khi hết hạn được gia hạn lại khi đáp ứng điều kiện như sau:
- Khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
- Đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
- Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón theo quy định.
Loại phân bón nào được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không cần phải có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia?
Căn cứ Điều 39 Luật Trồng trọt 2018 quy định về yêu cầu về khảo nghiệm phân bón như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm phân bón
1. Phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành, trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm bao gồm:
a) Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d) Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
3. Phân bón được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
4. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
5. Lượng phân bón được sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.
Như vậy, chiếu theo quy định trên, loại phân bón được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không cần phải có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:
(1) Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
(2) Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
(3) Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
(4) Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?