Để được cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp được chia làm mấy hạng mục?
- Điều kiện chung để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động tư vấn giám sát công trình được quy định như thế nào?
- Để được cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng những điều kiện nào?
Hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp được chia làm mấy hạng mục?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực như sau:
"Điều 38. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực
1. Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.
2. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện.
3. Công trình điện bao gồm:
a) Nhà máy điện: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn);
b) Công trình đường dây và trạm biến áp.
4. Bảng phân hạng về quy mô của công trình điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực:
Như vậy, hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp được chia làm 04 hạng mục:
Hạng 1: không giới hạn quy mô cấp điện áp.
Hạng 2: đến 220kV.
Hạng 3: đến 110 kV.
Hạng 4: đến 35 kV.
Để được cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp gồm những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện chung để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động tư vấn giám sát công trình được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 32 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012) quy định về đối tượng được cấp Giấy phép hoạt động điện lực như sau:
"Điều 32. Đối tượng, điều kiện được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực
2. Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;
b) Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
c) Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.
3. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực đối với từng loại hình hoạt động điện lực.
5. Bộ Công thương quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực đối với từng lĩnh vực hoạt động điện lực.”
Theo đó, điều kiện chung để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động điện lực gồm:
- Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;
- Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.
Để được cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 6 và khoản 13 Điều 7 Nghị định 08/2018/NĐ-CP; khoản 18 Điều 3 và khoản 7 Điều 4 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp như sau:
"Điều 44. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các Điều kiện sau
3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án công hình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”
Từ quy định trên thì để được cấp giấy phép tư vấn thì chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có:
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện;
- Có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn;
- Từng đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án công hình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương;
- Có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?