Để được cấp giấy phép hoạt động báo chí, tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ quan báo chí ở tỉnh phải có ý kiến của ai?
Để được cấp giấy phép hoạt động báo chí, tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ quan báo chí ở tỉnh phải có ý kiến của ai?
Điều kiện được cấp phép hoạt động báo chí căn cứ theo Điều 12 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện được cấp phép hoạt động báo chí
1. Có người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, có đội ngũ phóng viên, biên tập viên, bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.
Người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định về người làm báo chí.
Người đứng đầu cơ quan báo chí chỉ được đảm nhiệm chức vụ này ở một cơ quan báo chí.
2. Xác định rõ tên cơ quan báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện đối với mọi loại hình báo chí; phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in đối với báo in, báo điện tử; công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng đối với báo nói, báo hình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.
3. Phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí.
4. Có trụ sở chính thức, có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.
5. Đối với đài phát thanh, đài truyền hình, ngoài các điều kiện trên, việc sử dụng máy phát (công suất, thời gian, phạm vi tỏa sóng), tần số vô tuyến điện phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về tần số cấp.
6. Đối với tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải có ý kiến của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí và việc xin phép hoạt động báo chí đó phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương.
Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động báo chí cần đáp ứng những điều kiện cụ thể trên.
Đối với tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải có ý kiến của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí và việc xin phép hoạt động báo chí đó phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương.
Cấp giấy phép hoạt động báo chí (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp giấy phép hoạt động báo chí
1. Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các điều kiện của tổ chức xin phép hoạt động báo chí trước khi cấp giấy phép.
2. Cơ quan báo chí muốn xuất bản các ấn phẩm, phát sóng các chương trình không nằm trong quy định của giấy phép hoạt động báo chí đã cấp, phải xin phép Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Tổ chức không có cơ quan báo chí, muốn xuất bản đặc san phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép.
...
Theo quy định trên, Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các điều kiện của tổ chức xin phép hoạt động báo chí trước khi cấp giấy phép.
Giấy phép hoạt động báo chí không còn giá trị khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực của giấy phép
...
2. Sau chín mươi (90) ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không hoạt động thì giấy phép không còn giá trị. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thu lại giấy phép. Nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải làm thủ tục xin phép lại.
...
Theo quy định trên, sau khi nhận được giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan báo chí mới được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hợp đồng in, đưa lên mạng thông tin máy tính, phát sóng thử nghiệm.
Sau 90 ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không hoạt động thì giấy phép không còn giá trị. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thu lại giấy phép. Nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải làm thủ tục xin phép lại.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Lời chào mở đầu bài thuyết trình cho học sinh các cấp? Mẫu bài thuyết trình ngắn? Học sinh các cấp có những nhiệm vụ gì?
- Thời gian làm bài thi Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM và ĐHQG Hà Nội trong bao lâu? Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực 2025?
- 20+ Lý do nghỉ việc trong đơn xin nghỉ việc phổ biến, không mất lòng sếp? 2 mẫu đơn xin nghỉ việc do sinh con, sức khỏe không cho phép?
- Bí thư Đảng ủy xã phải đáp ứng tiêu chuẩn gì sau sáp nhập xã? Bí thư Đảng ủy xã được ưu tiên bố trí, sắp xếp sau sáp nhập khi nào?
- Kế hoạch Chương trình tổng kết công tác Tháng Thanh niên? Tháng Thanh niên được chọn là tháng 3 hàng năm từ thời gian nào?