Để được bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội có bắt buộc phải có phải có bằng cử nhân luật trở lên không?
Để được bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội có bắt buộc phải có phải có bằng cử nhân luật trở lên không?
Để được bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BQP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP (Có hiệu lực kể từ ngày 16/03/2023) như sau:
Tiêu chuẩn
1. Thẩm tra viên:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
c) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
...
Như vậy, để được bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên và các tiêu chuẩn nêu trên.
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn để được bổ nhiệm ngạch Thẩm tra viên trong Quân đội như sau:
Tiêu chuẩn
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ, Điều 4 Thông tư này và các tiêu chuẩn sau thì có thể được bổ nhiệm các ngạch Thẩm tra viên trong Quân đội:
1. Thẩm tra viên
a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
b) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
đ) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thẩm tra viên.
...
Theo đó, để được bổ nhiệm ngạch Thẩm tra viên trong Quân đội phải có bằng cử nhân luật trở lên và cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên.
Thẩm tra viên trong Quân đội (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
1. Trình tự, thủ tục
a) Hằng năm, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Tổng Tham mưu, quân khu, Quân chủng Hải quân thống nhất nhân sự bổ nhiệm các ngạch Thẩm tra viên trong Quân đội;
b) Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu, Đảng ủy Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm theo Quy chế công tác cán bộ của Quân ủy Trung ương;
c) Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng tổng hợp, rà soát tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục, lập danh sách xin ý kiến thẩm định của Tổng cục Chính trị đối với sĩ quan và Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu đối với quân nhân chuyên nghiệp;
d) Hội đồng xét duyệt, đề nghị bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội lập danh sách, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị bổ nhiệm.
Như vậy, trình tự thủ tục bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội được quy định như trên.
Hồ sơ bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định hồ sơ bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội bao gồm những giấy tờ như sau:
Hồ sơ
a) Tờ trình của Hội đồng xét duyệt, đề nghị bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội;
b) Văn bản thẩm định của Tổng cục Chính trị đối với sĩ quan hoặc Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu đối với quân nhân chuyên nghiệp;
c) Công văn đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu, Đảng ủy Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
d) Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm;
đ) Bản tóm tắt lý lịch (T63);
e) Bản kê khai tài sản, thu nhập;
g) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và văn bản khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu gửi về Quân ủy Trung ương qua Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
Theo đó, hồ sơ bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Tờ trình của Hội đồng xét duyệt, đề nghị bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội;
- Văn bản thẩm định của Tổng cục Chính trị đối với sĩ quan hoặc Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu đối với quân nhân chuyên nghiệp;
- Công văn đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu, Đảng ủy Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
- Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm;
- Bản tóm tắt lý lịch (T63);
- Bản kê khai tài sản, thu nhập;
= Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và văn bản khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu gửi về Quân ủy Trung ương qua Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?