Để được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì phải có bao nhiêu năm làm việc?
- Để được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì phải có bao nhiêu năm làm việc?
- Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do ai bổ nhiệm?
- Trưởng Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm đúng không?
- Việc thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có bắt buộc phải công bố phương tiện thông tin đại chúng không?
Để được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì phải có bao nhiêu năm làm việc?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 144/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm
1. Trợ giúp viên pháp lý có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được đề nghị bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm:
a) Có ít nhất 03 năm là Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẩm phán hoặc kiểm sát viên, điều tra viên trung cấp trở lên hoặc có 05 năm làm công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong ngành Tư pháp;
b) Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc Trung tâm bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý;
b) Vi phạm nghiêm trọng quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý;
c) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Như vậy, theo quy định trên thì để được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì phải có ít nhất 03 năm là Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẩm phán hoặc kiểm sát viên, điều tra viên trung cấp trở lên hoặc có 05 năm làm công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong ngành Tư pháp;
Và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Để được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì phải có bao nhiêu năm làm việc? (Hình từ Internet)
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do ai bổ nhiệm?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 144/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi chung là Trung tâm) có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý.
2. Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm và là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Phó Giám đốc Trung tâm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về kết quả công tác được giao.
3. Trung tâm có thể có các bộ phận chuyên môn thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm.
Trưởng Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm đúng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 144/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
1. Chi nhánh chịu sự quản lý của Trung tâm. Chi nhánh có con dấu để giao dịch, sử dụng cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý. Tên Chi nhánh của Trung tâm được đặt theo số thứ tự thành lập nhưng phải thể hiện rõ tên Trung tâm chủ quản của Chi nhánh.
2. Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh là Trợ giúp viên pháp lý, do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Trưởng Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về hoạt động của Chi nhánh.
3. Chi nhánh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý; cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa bàn được phân công;
b) Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về trợ giúp pháp lý;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến trợ giúp pháp lý theo phân công của Giám đốc Trung tâm.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Việc thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có bắt buộc phải công bố phương tiện thông tin đại chúng không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2017/NĐ-CP thì việc thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải công bố phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương với các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;
- Ngày ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Chi nhánh;
- Họ và tên Trưởng Chi nhánh; danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Phạm vi trợ giúp pháp lý của Chi nhánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?