Để được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp thì trước đó phải là Điều tra viên sơ cấp đúng không?
Để được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp thì trước đó phải là Điều tra viên sơ cấp đúng không?
Quy định tiêu chuẩn chung của Điều tra viên tại Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp được quy định tại Điều 48 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp:
a) Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm;
b) Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
c) Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.
2. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.
Theo đó, để được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 48 nêu trên. Trong đó có điều kiện cá nhân đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm.
Tuy nhiên trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người trước đó không phải là Điều tra viên sơ cấp vẫn có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Đáp ứng những tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 46 nêu trên.
- Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp.
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.
- Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên.
Điều tra viên trung cấp (Hình từ Internet)
Điều tra viên trung cấp không được làm những việc gì?
Căn cứ Điều 54 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, điều tra viên trung cấp không được làm những việc sau:
(1) Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
(2) Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
(3) Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
(4) Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
(5) Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Điều tra viên trung cấp phải từ chối tiến hành tố tụng trong trường hợp nào?
Trường hợp Điều tra viên trung cấp phải từ chối tiến hành tố tụng được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra
1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
Như vậy, Điều tra viên trung cấp phải từ chối tiến hành tố tụng trong những trường hợp sau:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?