Để được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo trong tổ chức Công đoàn thì cán bộ công chức cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn sau khi được bổ nhiệm mà không hoàn thành nhiệm vụ thì có bị thay thế hay không?
- Để được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo trong tổ chức Công đoàn thì cán bộ công chức cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Thủ tục đề nghị bổ nhiệm lại đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo thuộc diện Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quản lý được thực hiện như thế nào?
Cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn sau khi được bổ nhiệm mà không hoàn thành nhiệm vụ thì có bị thay thế hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về yêu cầu đối với việc bổ nhiệm lại như sau:
Yêu cầu đối với việc bổ nhiệm lại
1. CBCC lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định phải được xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
a) CBCC được bổ nhiệm trước đây không quy định thời hạn bổ nhiệm, nếu đã có thời gian giữ chức vụ từ đủ 5 năm trở lên đều phải xem xét bổ nhiệm lại.
b) CBCC sau khi được bổ nhiệm, vì những lý do cụ thể, như: sức khoẻ không đảm bảo; không phù hợp điều kiện làm việc, sinh hoạt; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật của Đảng, kỷ luật của tổ chức công đoàn, pháp luật của Nhà nước… thì cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ đề xuất, cấp lãnh đạo có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.
c) CBCC không bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác.
2. Việc bổ nhiệm lại phải tiến hành phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị, bảo đảm đoàn kết, ổn định, nâng cao chất lượng cán bộ.
Như vậy, cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn sau khi được bổ nhiệm mà không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ đề xuất, cấp lãnh đạo có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, thay thế kịp thời mà không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.
Cán bộ công chức trong tổ chức Công đoàn sau khi được bổ nhiệm mà không hoàn thành nhiệm vụ thì có bị thay thế hay không? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo trong tổ chức Công đoàn thì cán bộ công chức cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 11 Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về điều kiện bổ nhiệm lại như sau:
Điều kiện bổ nhiệm lại
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ; đạt tiêu chuẩn của chức vụ đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại.
2. Cơ quan, đơn vị có yêu cầu.
3. Đủ sức khoẻ để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũ.
4. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo trong tổ chức Công đoàn thì cán bộ công chức cần đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ; đạt tiêu chuẩn của chức vụ đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại.
(2) Cơ quan, đơn vị có yêu cầu.
(3) Đủ sức khoẻ để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũ.
(4) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đề nghị bổ nhiệm lại đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo thuộc diện Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quản lý được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về thủ tục bổ nhiệm lại như sau:
Thủ tục bổ nhiệm lại
Trước 06 tháng tính đến thời điểm CBCC lãnh đạo, quản lý hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan quản lý CBCC phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
Trình tự thủ tục đề nghị bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Đoàn Chủ tịch TLĐ quản lý theo các bước sau:
1. CBCC lãnh đạo, quản lý hết thời hạn bổ nhiệm làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.
2. Tập thể lãnh đạo phối hợp với cấp uỷ tổ chức lấy ý kiến của CBCC trong cơ quan, đơn vị bằng phiếu kín.
Thành phần lấy ý kiến đối với chức vụ do Đoàn Chủ tịch TLĐ quản lý ở cơ quan, đơn vị trực thuộc TLĐ như sau:
- Ở cơ quan TLĐ: Cán bộ giữ chức vụ trưởng ban, phó ban và tương đương, lấy ý kiến của tất cả CBCC trong ban; cán bộ giữ chức vụ trưởng phòng, phó phòng và tương đương, lấy ý kiến của tất cả CBCC trong phòng.
- Ở đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn:
+ Đơn vị có dưới 50 CBCC, lấy ý kiến của tất cả CBCC đơn vị.
+ Đơn vị có từ 50 CBCC trở lên, lấy ý kiến của cán bộ lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng và tương đương trở lên, cấp uỷ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên đơn vị.
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng CBCC nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không. Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định, hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.
...
Như vậy, thủ tục đề nghị bổ nhiệm lại đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo thuộc diện Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quản lý được thực hiện như sau:
(1) Cán bộ công chức lãnh đạo hết thời hạn bổ nhiệm làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.
(2) Tập thể lãnh đạo phối hợp với cấp uỷ tổ chức lấy ý kiến của cán bộ công chức trong cơ quan, đơn vị bằng phiếu kín.
(3) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ công chức nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không.
Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định, hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?