Để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ như thế nào?
- Để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ như thế nào?
- Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tại địa phương được thực hiện như thế nào?
- Ai có thẩm quyền cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tại địa phương?
Để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ như thế nào?
Để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp năm 2012 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Theo đó tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên và phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định như trên.
Để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải phải có trình độ như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tại địa phương được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tại địa phương được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp
…
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại địa phương:
Giám đốc Sở Giao thông vận tải hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Danh sách giám định viên tư pháp được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào danh sách chung theo quy định.
…
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tại địa phương được thực hiện như sau:
- Giám đốc Sở Giao thông vận tải hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
- Danh sách giám định viên tư pháp được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào danh sách chung theo quy định.
Ai có thẩm quyền cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tại địa phương?
Ai có thẩm quyền cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tại địa phương, thì theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp
…
4. Cấp thẻ giám định viên tư pháp:
a) Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải;
b) Người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này có thẩm quyền cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải;
c) Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Theo quy định trên thì người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải;
Như vậy, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?