Để đưa cán bộ Đảng vào quy hoạch thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ với các nội dung cụ thể?

Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ Đảng và nhà nước thì thì cần có mục đích nguyên tắc quan điểm cụ thể, vậy mục đích nguyên tắc và quan điểm này là gì? Khi đưa cán bộ vào quy hoạch cần đáp ứng tiêu chuẩn thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc quy hoạch cán bộ?

Mục đích, nguyên tắc và quan điểm trong công tác quy hoạch cán bộ Đảng cần chú ý gì?

Theo Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II Nghị quyết 42/NQ-TW năm 2004 quy định về mục đích, quan điểm và nguyên tắc trong công tác quy hoạch cán bộ như sau:

(1) Về mục đích

Mục đích của công tác quy hoạch cán bộ là:

- Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.

- Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

(2) Về quan điểm

Công tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ những quan điểm cơ bản của Đảng ta về công tác cán bộ:

- Lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải thông qua thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhân dân để phát hiện những người có phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, cũng như các nhân tố mới có nhiều triển vọng phát triển để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Có quan điểm giai cấp công nhân trong công tác quy hoạch cán bộ: chú ý phát hiện, bồi dưỡng cán bộ trưởng thành từ thực tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng, các tài năng trẻ nhằm sớm đưa vào quy hoạch dự nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; quan tâm tạo nguồn để tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, xuất thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, không phân biệt đảng viên hay quần chúng ngoài Đảng.

(3) Về nguyên tắc

Trong quy hoạch cán bộ phải giữ vững nguyên tắc công tác cán bộ của Đảng:

- Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp uỷ đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán bộ, phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp uỷ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu; đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng.

Để đưa cán bộ Đảng vào quy hoạch thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ với các nội dung cụ thể?

Để đưa cán bộ Đảng vào quy hoạch thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ với các nội dung cụ thể? (Hình từ Internet)

Để đưa cán bộ Đảng vào quy hoạch thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn như thế nào?

Theo Mục 1 Chương III Nghị quyết 42/NQ-TW năm 2004 quy định về tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch như sau:

- Căn cứ để đưa cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn của từng loại cán bộ đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.

- Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của cán bộ phải được cụ thể hoá để đáp ứng yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thích hợp với mỗi bước phát triển của thực tiễn cách mạng.

- Trong điều kiện hiện nay, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đưa vào quy hoạch phải được đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản sau:

+ Năng lực thực tiễn, thể hiện ở kết quả và hiệu quả công việc, tinh thần chủ động, sáng tạo, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực tổ chức, điều hành để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

+ Đạo đức, lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân; bản thân cán bộ và gia đình phải gương mẫu chấp hành đúng pháp luật, không lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng.

+ Ham học hỏi, cầu tiến bộ, qua thực tế cho thấy là cán bộ có triển vọng vươn lên đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; chú ý phát hiện, xem xét đưa vào quy hoạch những nhân tố mới, cán bộ trẻ; được đào tạo cơ bản; đã kinh qua công tác thực tế ở địa phương, cơ sở; năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có nhiều triển vọng phát triển.

- Các địa phương, các ngành, các cấp có trách nhiệm căn cứ các tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trên và nhiệm vụ chính trị, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình để xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho các chức danh cán bộ cấp mình quản lý, sử dụng; đồng thời, dựa trên các tiêu chuẩn đó mà tiến hành đánh giá cán bộ hiện nay và triển vọng cán bộ đó để đưa vào quy hoạch.

- Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý còn cần được đào tạo, bồi dưỡng và phải là những cán bộ có triển vọng để khi được bố trí vào chức vụ quy hoạch phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:

+ Kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới:cán bộ lãnh đạo cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới; hoặc tuy chưa kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới nhưng có năng lực thực tiễn và có triển vọng phát triển rõ rệt.

+ Về độ tuổi: những đồng chí lần đầu tham gia cấp uỷ, ban lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung phải đủ tuổi để có thể công tác từ hai nhiệm kỳ trở lên hoặc ít nhất phải trọn một nhiệm kỳ; những đồng chí tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hiện giữ nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ hoặc ít nhất được 2/3 nhiệm kỳ; những trường hợp này cần xem xét con người và hoàn cảnh cụ thể để quyết định; không máy móc, cứng nhắc về độ tuổi.

+ Về trình độ đào tạo: cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên nói chung phải tốt nghiệp đại học và có trình độ cao cấp lý luận chính trị; đối với cán bộ dưới 45 tuổi thuộc diện quy hoạch chức danh chủ chốt thì phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung; đồng thời quan tâm đến các đồng chí tuy không được đào tạo cơ bản theo quy định, nhưng có năng lực nổi trội trong chỉ đạo thực tiễn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; những đồng chí là cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ cần xem xét vận dụng một cách thích hợp.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ Đảng?

Theo Mục 2 Chương III Nghị quyết 42/NQ-TW năm 2004 quy định về cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ như sau:

- Ban thường vụ các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các ban đảng và cơ quan các cấp (nơi không lập ban cán sự đảng, đảng đoàn) là cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ với các nội dung cụ thể sau đây:

+ Xây dựng và báo cáo cấp trên quy hoạch các chức danh cán bộ công tác tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình nhưng thuộc diện cấp trên quản lý.

+ Quy hoạch các chức danh cán bộ cấp mình trực tiếp quản lý, kể cả cán bộ công tác tại cơ quan, đơn vị cấp dưới.

+ Hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ đối với các chức danh phân cấp cho cấp dưới quản lý.

- Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo sát sao công tác quy hoạch cán bộ, đồng thời có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng và nhận xét, đánh giá, giới thiệu nguồn cán bộ, kể cả người sẽ thay thế mình để cơ quan, tổ chức xem xét đưa vào quy hoạch.

- Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm giúp cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan trong các khâu của công tác quy hoạch cán bộ, chuẩn bị đầy đủ các thông tin về cán bộ và có đề xuất để cơ quan có thẩm quyền thảo luận và quyết định quy hoạch cán bộ.

- Ban thường vụ các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các ban đảng và cơ quan các cấp, người đứng đầu, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác ở Trung ương, địa phương trong việc xây dựng quy hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ trong quy hoạch.

- Quy hoạch cán bộ là một nội dung được cấp uỷ cấp trên kiểm tra, đánh giá trách nhiệm, năng lực, hiệu quả công tác lãnh đạo của cấp uỷ cấp dưới hàng năm và cuối nhiệm kỳ.

Quy hoạch cán bộ
Cán bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cán bộ là gì? Cán bộ có nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật? Cụ thể những việc cán bộ không được làm?
Pháp luật
Mẫu phiếu giới thiệu cán bộ quy hoạch mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Trách nhiệm trong công tác quy hoạch cán bộ được quy định?
Pháp luật
Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch mới nhất? Tiêu chí đánh giá cán bộ quy hoạch thế nào?
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Trách nhiệm của Ban Tổ chức Trung ương trong công tác quy hoạch cán bộ là gì? Quy định về thời điểm tính tuổi quy hoạch các chức danh lãnh đạo như thế nào?
Pháp luật
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Quy định chung về các khoản chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức như nào? Giảng viên trong nước được phụ cấp tiền ăn, phụ cấp lưu trú bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức được cử đi học tập trung thì có được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và tiền thuê phòng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy hoạch cán bộ
4,120 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy hoạch cán bộ Cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy hoạch cán bộ Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào