Để đề nghị cấp Giấy chứng nhận lương y thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y?

Cho tôi hỏi để đề nghị cấp Giấy chứng nhận lương y thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Thủ cấp Giấy chứng nhận lương y ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y? - Câu hỏi của chị Ánh (Bình Phước)

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lương y gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lương y (Hình từ Internet)

Theo Điều 9 Thông tư 29/2015/TT-BYT, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BYT.

Tải về

- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi cư trú (trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

- 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm chụp trên nền trắng (trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

- 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.

Ngoài hồ sơ nêu trên thì tùy theo đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y là đối tượng nào thuộc Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT mà cần phải bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 2 đến khoản 7 Điều 9 Thông tư 29/2015/TT-BYT.

Ví dụ, đối với đối tượng đặc cách đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên được quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT thì cần bổ sung hồ sơ như sau:

- Bản khai quá trình hành nghề có xác nhận bằng văn bản của Trưởng Trạm y tế xã.

Ngoài ra, nếu hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc phòng chẩn trị YHCT tư nhân thì bổ sung thêm xác nhận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BYT. Tải về.

- Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận tham dự các lớp bồi dưỡng về y học cổ truyền.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lương y được thực hiện thế nào?

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lương y được quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2015/TT-BYT như sau:

* Nơi gửi hồ sơ:

Các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định về Bộ Y tế (Cục quản lý Y, Dược cổ truyền);

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định về Sở Y tế tỉnh nơi cư trú.

* Trình tự giải quyết:

- Sau khi nhận được hồ sơ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ gửi cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế (Cục quản lý Y, Dược cổ truyền) hoặc Sở Y tế tỉnh phải có thông báo cho người đã nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổ thư ký của Hội đồng kiểm tra sát hạch phải tiến hành thẩm định hồ sơ để phân loại và lập danh sách như sau:

+ Phân loại đối tượng cấp Giấy chứng nhận là lương y phải qua kiểm tra sát hạch là các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT:

Lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp không đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch để gửi đến Hội đồng kiểm tra sát hạch;

+ Phân loại đối tượng cấp Giấy chứng nhận là lương y không phải qua kiểm tra sát hạch là các đối tượng quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT:

Lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận là lương y để gửi đến Hội đồng kiểm tra sát hạch.

- Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách của Tổ Thư ký, Hội đồng kiểm tra sát hạch phải họp để giải quyết:

+ Đối với các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận là lương y: Hội đồng kiểm tra sát hạch gửi danh sách đến Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc Hội Đông y tỉnh để xin xác nhận ý kiến đồng ý theo quy định. Sau khi có ý kiến đồng ý của Trung ương Hội Đông y hoặc Hội Đông y tỉnh, Hội đồng kiểm tra sát hạch trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận là lương y.

+ Đối với các trường hợp đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch: Hội đồng kiểm tra sát hạch lập kế hoạch tổ chức kiểm tra sát hạch.

Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận lương y hoặc không đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch thì Hội đồng kiểm tra sát hạch phải có văn bản thông báo lý do cho đương sự;

- Sau khi kiểm tra sát hạch 15 ngày, Hội đồng kiểm tra sát hạch lập danh sách các trường hợp đạt kết quả kiểm tra sát hạch và gửi danh sách đến Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc Hội Đông y tỉnh để xin xác nhận ý kiến đồng ý theo quy định, đồng thời thông báo kết quả kiểm tra sát hạch cho từng đối tượng.

Sau khi có ý kiến đồng ý của Hội Đông y, Hội đồng kiểm tra sát hạch trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận là lương y.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y?

Theo Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BYT thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y được quy định như sau:

- Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y cho đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT.

- Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y cho đối tượng quy định tại khoản 1, 4, 5, 6 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT trên địa bàn quản lý.

Giấy chứng nhận lương y Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giấy chứng nhận lương y
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
06 đối tượng được đề nghị cấp giấy chứng nhận lương y? Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y là gì?
Pháp luật
Người đã tham gia chữa bệnh bằng y học cổ truyền 40 năm có được cấp Giấy chứng nhận lương y không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lương y mới nhất 2024 ra sao? Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y như thế nào?
Pháp luật
10 chứng chỉ học phần nào phải có để đáp ứng một trong các điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lương y cho người đã được chứng nhận đủ điều kiện hành nghề nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ thế nào?
Pháp luật
Người đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên được cấp giấy chứng nhận lương y theo thủ tục thế nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lương y đối với người đã được chuẩn hóa lương y, chứng nhận lương y chuyên sâu, đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào bị thu hồi giấy chứng nhận lương y? Trình tự thu hồi giấy chứng nhận được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền ra sao?
Pháp luật
Ai là người có thẩm quyền cấp, cấp lại giấy chứng nhận lương y? Hồ sơ cấp, cấp lại giấy chứng nhận lương y gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận lương y
777 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận lương y

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy chứng nhận lương y

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào