Để đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá, bố trí thí nghiệm và phương pháp đánh giá như thế nào?
- Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá cần đáp ứng những yêu cầu chung như thế nào?
- Bố trí thí nghiệm đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá như thế nào?
- Để đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá, giống đối chứng, nguồn bệnh và phương pháp lây nhiễm từ đâu?
- Phương pháp đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá như thế nào?
Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá cần đáp ứng những yêu cầu chung như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.1 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
5.4.1 Yêu cầu chung
Thực hiện tối thiểu 1 vụ, đồng thời hoặc sau 1 vụ với khảo nghiệm diện hẹp đối với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và rầy nâu.
Giống khảo nghiệm được đánh giá với nguồn bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và rầy nâu thu thập tại vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tối thiểu là 0,5 kg/giống cho mỗi vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm theo quy định tại 5.2.3.
Khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn thực hiện tối thiểu 1 vụ đồng thời với khảo nghiệm diện hẹp.
...
Theo đó, phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát thực hiện tối thiểu 1 vụ, đồng thời hoặc sau 1 vụ với khảo nghiệm diện hẹp đối với bệnh bạc lá.
Giống khảo nghiệm được đánh giá với nguồn bệnh bạc lá thu thập tại vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tối thiểu là 0,5 kg/giống cho mỗi vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Chất lượng hạt giống lúa gửi khảo nghiệm đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).
Để đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá, bố trí thí nghiệm và phương pháp đánh giá như thế nào? (Hình từ Internet)
Bố trí thí nghiệm đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.3 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.3 Đánh giá phản ứng của giống với bệnh bạc lá
5.4.3.1 Bố trí thí nghiệm
Các giống lúa khảo nghiệm và giống đối chứng được gieo cấy trên đồng ruộng hoặc trong nhà lưới, chăm sóc để lúa phát triển tốt. Sử dụng mạ 21 ngày tuổi, mỗi giống cấy 1 hàng ít nhất 15 khóm, cấy một dảnh trên khóm, khoảng cách giữa các khóm là 20 cm.
Theo quy định trên, thí nghiệm đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá bố trí như sau: các giống lúa khảo nghiệm và giống đối chứng được gieo cấy trên đồng ruộng hoặc trong nhà lưới, chăm sóc để lúa phát triển tốt. Sử dụng mạ 21 ngày tuổi, mỗi giống cấy 1 hàng ít nhất 15 khóm, cấy một dảnh trên khóm, khoảng cách giữa các khóm là 20 cm.
Để đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá, giống đối chứng, nguồn bệnh và phương pháp lây nhiễm từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.3 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.3 Đánh giá phản ứng của giống với bệnh bạc lá
...
5.4.3.2 Giống đối chứng
Đối chứng kháng: sử dụng các giống kháng bạc lá như IRBB5 hoặc IRBB7 hoặc IRBB21 (các giống có thể thay đổi nếu tính kháng không còn hiệu lực).
Đối chứng nhiễm: TN1.
5.4.3.3 Nguồn bệnh
Sử dụng nguồn bệnh đại diện cho vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
5.4.3.4 Phương pháp lây nhiễm
Lây bệnh nhân tạo được tiến hành theo phương pháp cắt kéo ở vị trí cách đầu lá từ 1 cm đến 2 cm, giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng. Nồng độ dịch khuẩn trong lây bệnh 108 tế bào/ml.
Theo quy định trên, đối chứng kháng: sử dụng các giống kháng bạc lá như IRBB5 hoặc IRBB7 hoặc IRBB21 (các giống có thể thay đổi nếu tính kháng không còn hiệu lực).
Đối chứng nhiễm: TN1.
Để đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá sử dụng nguồn bệnh đại diện cho vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Phương pháp lây nhiễm như sau: lây bệnh nhân tạo được tiến hành theo phương pháp cắt kéo ở vị trí cách đầu lá từ 1 cm đến 2 cm, giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng. Nồng độ dịch khuẩn trong lây bệnh 108 tế bào/ml.
Phương pháp đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh bạc lá như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.3 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.3 Đánh giá phản ứng của giống với bệnh bạc lá
...
5.4.3.5 Phương pháp đánh giá
Đánh giá phản ứng của giống khảo nghiệm trên ít nhất 10 khóm sau lây nhiễm 21 ngày hoặc khi giống đối chứng nhiễm bị hại nặng nhất theo quy định tại Bảng 5.
Như vậy, đánh giá phản ứng của giống khảo nghiệm trên ít nhất 10 khóm sau lây nhiễm 21 ngày hoặc khi giống đối chứng nhiễm bị hại nặng nhất theo quy định tại Bảng 5 cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? Tổng hợp các đoạn văn tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?
- Hướng dẫn xử lý tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam .vn từ 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nghỉ thai sản trùng nghỉ Tết Dương lịch thì có được nghỉ bù không? Lời chúc Tết Dương lịch may mắn, phát tài?
- Khi ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Quỹ tiền thưởng năm 2024 theo Nghị định 73 được tính 06 tháng để chi trả cho công chức, viên chức?