Để đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng 2 lên hạng 1 cần có điều kiện gì?
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng 2 lên hạng 1 như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 47/2022/TT-BGTVT quy định tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng 2 lên hạng 1 như sau:
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng I khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng 2 và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng 2 tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng 2 và tương đương đã chủ trì xây dựng ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc chủ trì xây dựng ít nhất 02 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp cơ sở mà cơ quan sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu.
Để đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng 2 lên hạng 1 cần có điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Kỹ thuật viên đường bộ hạng 1 cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2022/TT-BGTVT quy định kỹ thuật viên đường bộ hạng 1 cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, định hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành, lĩnh vực.
+ Nắm vững các thông tin kinh tế - kỹ thuật trong và ngoài nước, trình độ công nghệ, những tiến bộ về công nghệ, vật liệu xây dựng trong ngành, lĩnh vực.
+ Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật đường bộ; có hiểu biết và kinh nghiệm về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công; có kỹ năng soạn thảo văn bản, thuyết trình; giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao.
+ Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp để xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực đường bộ.
+ Có năng lực xây dựng, triển khai các dự án, đề án, chương trình liên quan đến lĩnh vực đường bộ; có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi công tác; có năng lực tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Kỹ thuật viên đường bộ hạng 1 có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2022/TT-BGTVT quy định kỹ thuật viên đường bộ hạng 1 có nhiệm vụ như sau:
- Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kỹ thuật, công nghệ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập chuyên ngành kỹ thuật đường bộ theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành kỹ thuật đường bộ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập chuyên ngành kỹ thuật đường bộ.
- Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
Thông tư 47/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?