Để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy lối vào, lối ra và đường thoát nạn của rạp chiếu phim được quy định bố trí như thế nào?
- Lối vào và lối ra của rạp chiếu phim phải bố trí như thế nào để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy?
- Để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy lối thoát nạn và đường thoát nạn của rạp chiếu phim được quy định như thế nào?
- Rạp chiếu phim phải bố trí thang chữa cháy bằng sắt bên ngoài nhà trong trường hợp nào để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy?
Lối vào và lối ra của rạp chiếu phim phải bố trí như thế nào để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5577:2012 quy định về yêu cầu phòng cháy và chữa cháy như sau:
Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy
6.1. Lối vào và lối ra từ phòng khán giả phải được bố trí riêng biệt. Lối ra từ phòng khán giả không được thông qua phòng đợi. Từ ban công phải có lối ra riêng không được thông qua phòng khán giả.
6.2. Khoảng cách phòng cháy giữa các ngôi nhà đối với rạp phải tuân thủ những quy định trong Bảng 8 và các quy định về toàn cháy cho nhà và công trình [3].
Theo đó, lối vào và lối ra của rạp chiếu phim từ phòng khán giả phải được bố trí riêng biệt. Lối ra từ phòng khán giả không được thông qua phòng đợi. Từ ban công phải có lối ra riêng không được thông qua phòng khán giả.
Lối vào và lối ra của rạp chiếu phim phải bố trí như thế nào để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy? (Hình từ Internet)
Để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy lối thoát nạn và đường thoát nạn của rạp chiếu phim được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5577:2012 quy định về yêu cầu phòng cháy và chữa cháy như sau:
Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy
...
6.3. Từ phòng khán giả và ban công phải có ít nhất hai lối thoát nạn ra ngoài. Chiều rộng tổng cộng của các cửa đi vế thang hay lối đi trên đường thoát nạn được quy định như sau:
- Phòng khán giả có bậc chịu lửa I, II: tính 0,55 m cho 100 người;
- Phòng khán giả có bậc chịu lửa III: tính 0,80 m cho 100 người.
CHÚ THÍCH:
1) Chiều rộng nhỏ nhất của cửa đi của lối thoát nạn là 0,8 m. Chiều cao cửa đi, lối đi của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2 m.
2) Chiều rộng chiếu nghỉ của cầu thang không được nhỏ hơn chiều rộng vế thang.
6.4. Chiều rộng của lối đi, hành lang, cửa đi, vế thang trên đường thoát nạn quy định trong Bảng 9
6.5. Không được phép thiết kế cầu thang xoáy ốc và bậc thang hình rẻ quạt trên đường thoát nạn. Không được thiết kế bậc trên lối đi và cửa ra vào phòng khán giả.
6.6. Cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra ngoài, không cho phép làm cửa đẩy ngang hay cửa quay trên đường thoát nạn.
...
Như vậy, từ phòng khán giả và ban công phải có ít nhất hai lối thoát nạn ra ngoài. Chiều rộng tổng cộng của các cửa đi vế thang hay lối đi trên đường thoát nạn được quy định như sau:
- Phòng khán giả có bậc chịu lửa I, II: tính 0,55m cho 100 người;
- Phòng khán giả có bậc chịu lửa III: tính 0,80m cho 100 người.
Chiều rộng nhỏ nhất của cửa đi của lối thoát nạn là 0,8m. Chiều cao cửa đi, lối đi của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2m.
Chiều rộng chiếu nghỉ của cầu thang không được nhỏ hơn chiều rộng vế thang.
Chiều rộng của lối đi, hành lang, cửa đi, vế thang trên đường thoát nạn quy định trong Bảng 9 nêu trên.
Rạp chiếu phim phải bố trí thang chữa cháy bằng sắt bên ngoài nhà trong trường hợp nào để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo tiểu mục 6.7 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5577:2012 quy định về yêu cầu phòng cháy và chữa cháy như sau:
Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy
...
6.7. Trường hợp rạp có chiều cao trên 10 m (tính từ mặt vỉa hè đến mép dưới máng nước) thì phải bố trí thang chữa cháy bằng sắt bên ngoài nhà, theo chu vi rạp cứ 150 m được bố trí một thang.
6.8. Xung quanh rạp phải thiết kế đường đi với chiều rộng không nhỏ hơn 4,0 m, trong trường hợp đường cụt phải bố trí chỗ quay xe để bảo đảm xe chữa cháy có thể hoạt động thuận tiện.
6.9. Khoảng cách tính từ chỗ ngồi xa nhất trong phòng khán giả đến lối thoát gần nhất phải tuân theo quy định trong TCVN 2622 :1995.
6.10. Không được bố trí các kho nhiên liệu, chất dễ cháy phía dưới các phòng khán giả hoặc các phòng thường xuyên có đông người (từ 50 người trở lên).
6.11. Bậc chịu lửa của rạp theo cấp công trình được quy định trong Bảng 10
6.12. Đối với rạp có bậc chịu lửa cấp III khi bố trí phòng khán giả và phòng đợi ở tầng 2, thì sàn của các phòng đó phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không dưới 1 h.
6.13. Khi tính kết cấu sàn của phòng máy chiếu phải tính với tải trọng của máy chiếu tĩnh tại, số lượng máy phụ thuộc vào quy mô rạp. Vật liệu kết cấu sàn của phòng máy chiếu phải có giới hạn chịu lửa ít nhất là 1 h.
Như vậy, trường hợp rạp có chiều cao trên 10m (tính từ mặt vỉa hè đến mép dưới máng nước) thì phải bố trí thang chữa cháy bằng sắt bên ngoài nhà, theo chu vi rạp cứ 150m được bố trí một thang.
Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy cần phải đáp ứng những yêu cầu cụ thẻ trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?