Để đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng, đường kính cọc khoan được quy định như thế nào?

Để đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng, khoảng cách các cọc khoan phải như thế nào? Đường kính cọc khoan và đáy mở rộng được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Q.N ở Long An.

Để đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng, khoảng cách các cọc khoan phải như thế nào?

Để đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng, khoảng cách các cọc khoan được quy định tại tiết 8.1.2 tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-10:2017 như sau:

CỌC KHOAN
8.1 TỔNG QUÁT
8.1.1 Yêu cầu chung
Các quy định nêu trong Điều này này được áp dụng cho thiết kế cọc khoan. Xuyên suốt các quy định này, thuật ngữ “cọc khoan” được hiểu là loại cọc khoan đường kính lớn được thi công bằng cách sử dụng công nghệ khoan (hố trần hoặc hố có dung dịch khoan) hoặc sử dụng ống vách đi kèm với công nghệ và thiết bị đào.
Các quy định này cũng áp dụng cho cọc khoan được thi công lắp dựng bằng thiết bị ép ống vách, vặn xoắn hoặc xoay ống vách vào trong lòng đất đồng thời với công tác đào chứ không phải khoan.
Các quy định trong mục này không được áp dụng cho cọc đường kính như loại cọc đóng thi công bằng cách khoan xoắn ốc xong rút mũi khoan liên tục, và đổ bê tông khi mũi khoan đang được rút lên.
8.1.2 Khoảng cách các cọc khoan, cự ly cọc đến mép bệ và chiều dài ngàm đầu cọc vào bệ cọc
Khi khoan cọc không có ống vách bảo vệ thành lỗ khoan, khoảng cách từ tim đến tim cọc khoan nhỏ hơn 4 lần đường kính, phải đánh giá ảnh hưởng tương tác giữa các cọc khoan liền kề. Nếu khoảng cách từ tim đến tim cọc khoan nhỏ hơn 6 lần đường kính, trình tự khoan cọc phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế.
Cọc khoan sử dụng cho nhóm cọc phải được đặt tại vị trí sao cho khoảng cách từ mặt bên của bất kỳ cọc khoan đến mặt gần nhất của bệ cọc cũng không được nhỏ hơn 300 mm. Cọc khoan phải được chôn sâu đủ vào trong bệ cọc để tạo ra sức kháng kết cấu đúng yêu cầu.
...

Cọc khoan được hiểu là loại cọc khoan đường kính lớn được thi công bằng cách sử dụng công nghệ khoan (hố trần hoặc hố có dung dịch khoan) hoặc sử dụng ống vách đi kèm với công nghệ và thiết bị đào.

Khi khoan cọc không có ống vách bảo vệ thành lỗ khoan, khoảng cách từ tim đến tim cọc khoan nhỏ hơn 4 lần đường kính, phải đánh giá ảnh hưởng tương tác giữa các cọc khoan liền kề. Nếu khoảng cách từ tim đến tim cọc khoan nhỏ hơn 6 lần đường kính, trình tự khoan cọc phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế.

Cọc khoan sử dụng cho nhóm cọc phải được đặt tại vị trí sao cho khoảng cách từ mặt bên của bất kỳ cọc khoan đến mặt gần nhất của bệ cọc cũng không được nhỏ hơn 300 mm. Cọc khoan phải được chôn sâu đủ vào trong bệ cọc để tạo ra sức kháng kết cấu đúng yêu cầu.

tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng (Hình từ Internet)

Để đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng, đường kính cọc khoan và đáy mở rộng được quy định như thế nào?

Để đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng, đường kính cọc khoan và đáy mở rộng được quy định tại tiết 8.1.3 tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-10:2017 như sau:

CỌC KHOAN
8.1 TỔNG QUÁT
...
8.1.3 Đường kính cọc khoan và đáy mở rộng
Nếu hố cọc khoan được kiểm tra bằng thủ công, thì đường kính không được nhỏ hơn 750mm. Đường kính thân trụ được đỡ bởi cọc khoan phải nhỏ hơn hoặc bằng đường kính cọc khoan.
Trong môi trường đất kết dính cứng, cọc khoan có thể được mở rộng đáy (dạng quả chuông, hoặc được khoét rộng dưới đáy) để tăng diện tích chịu lực tại chân cọc, nhằm giảm ứng suất chịu lực đơn vị ở chân cọc hoặc để tăng sức kháng chịu tải trọng nhổ.
Khi đáy của hố khoan đã khô, phải làm sạch và kiểm tra lại mặt bằng đáy hố khoan trước khi đổ bê tông, toàn bộ diện tích đáy sẽ được coi là diện tích có hiệu để truyền tải trọng.
...

Theo đó, nếu hố cọc khoan được kiểm tra bằng thủ công, thì đường kính không được nhỏ hơn 750mm. Đường kính thân trụ được đỡ bởi cọc khoan phải nhỏ hơn hoặc bằng đường kính cọc khoan.

Trong môi trường đất kết dính cứng, cọc khoan có thể được mở rộng đáy (dạng quả chuông, hoặc được khoét rộng dưới đáy) để tăng diện tích chịu lực tại chân cọc, nhằm giảm ứng suất chịu lực đơn vị ở chân cọc hoặc để tăng sức kháng chịu tải trọng nhổ.

Khi đáy của hố khoan đã khô, phải làm sạch và kiểm tra lại mặt bằng đáy hố khoan trước khi đổ bê tông, toàn bộ diện tích đáy sẽ được coi là diện tích có hiệu để truyền tải trọng.

Để đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng, cần xem xét những vấn đề gì đối với sức kháng cọc khoan?

Để đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng, đường kính cọc khoan và đáy mở rộng được quy định tại tiết 8.1.5 tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-10:2017 như sau:

CỌC KHOAN
8.1 TỔNG QUÁT
...
8.1.5 Sức kháng cọc khoan
Cọc khoan phải được thiết kế để có đủ sức kháng kết cấu và sức kháng dọc trục theo đất nền thích hợp với độ lún và chuyển vị ngang cho phép.
Sức kháng dọc trục của cọc khoan phải được xác định thông qua sự kết hợp hợp lý giữa các nghiên cứu địa chất, các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm/tại hiện trường, các phương pháp giải tích và các thí nghiệm tải trọng, cùng với sự tham khảo các kinh nghiệm đã thi công. Phải xem xét các vấn đề sau:
• Sự khác biệt giữa sức kháng của cọc khoan đơn và nhóm cọc khoan;
• Sức kháng của lớp địa tầng bên dưới chịu lực tác dụng của nhóm cọc khoan;
• Ảnh hưởng khi thi công cọc khoan đối với các kết cấu liền kề;
• Khả năng bị xói mòn và ảnh hưởng của nó;
• Truyền lực từ đất đang trong quá trình cố kết, như lực kéo xuống;
• Mức độ chôn sâu tối thiểu cần thiết của cọc khoan để thỏa mãn các yêu cầu phát sinh bởi lực nhổ, xói mòn, lực kéo xuống, lún, hóa lỏng đất, các tải trọng ngang và các điều kiện địa chấn;
• Ứng xử thỏa đáng với các tải trọng sử dụng;
• Sức kháng kết cấu danh định của cọc khoan và
• Độ bền lâu dài của cọc khoan trong quá trình sử dụng, chẳng hạn mức độ gỉ và xuống cấp vật liệu.
Các hệ số sức kháng dọc trục của cọc khoan theo trạng thái giới hạn cường độ phải lấy theo quy định ở Bảng 12
Phương pháp thi công có thể ảnh hưởng đến sức kháng chịu lực ngang và sức kháng nén dọc trục của cọc khoan. Các thông số để thiết kế cọc khoan phải xét đến phương pháp thi công sẽ thực hiện.
...

Như vậy, cọc khoan phải được thiết kế để có đủ sức kháng kết cấu và sức kháng dọc trục theo đất nền thích hợp với độ lún và chuyển vị ngang cho phép.

Sức kháng dọc trục của cọc khoan phải được xác định thông qua sự kết hợp hợp lý giữa các nghiên cứu địa chất, các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm/tại hiện trường, các phương pháp giải tích và các thí nghiệm tải trọng, cùng với sự tham khảo các kinh nghiệm đã thi công. Phải xem xét các vấn đề sau:

- Sự khác biệt giữa sức kháng của cọc khoan đơn và nhóm cọc khoan;

- Sức kháng của lớp địa tầng bên dưới chịu lực tác dụng của nhóm cọc khoan;

- Ảnh hưởng khi thi công cọc khoan đối với các kết cấu liền kề;

- Khả năng bị xói mòn và ảnh hưởng của nó;

- Truyền lực từ đất đang trong quá trình cố kết, như lực kéo xuống;

- Mức độ chôn sâu tối thiểu cần thiết của cọc khoan để thỏa mãn các yêu cầu phát sinh bởi lực nhổ, xói mòn, lực kéo xuống, lún, hóa lỏng đất, các tải trọng ngang và các điều kiện địa chấn;

- Ứng xử thỏa đáng với các tải trọng sử dụng;

- Sức kháng kết cấu danh định của cọc khoan và

- Độ bền lâu dài của cọc khoan trong quá trình sử dụng, chẳng hạn mức độ gỉ và xuống cấp vật liệu.

Các hệ số sức kháng dọc trục của cọc khoan theo trạng thái giới hạn cường độ phải lấy theo quy định ở Bảng 12.

Phương pháp thi công có thể ảnh hưởng đến sức kháng chịu lực ngang và sức kháng nén dọc trục của cọc khoan. Các thông số để thiết kế cọc khoan phải xét đến phương pháp thi công sẽ thực hiện.

Cầu đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cầu đường bộ là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 quy định thiết kế lan can của các cầu đường bộ xây dựng mới và các cầu đường bộ cải tạo thế nào?
Pháp luật
Cầu đường bộ nào phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe? Biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe phải cách cầu đường bộ bao nhiêu mét?
Pháp luật
Cầu đường bộ được hiểu là như thế nào? Biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe cầu đường bộ gồm những biển báo nào?
Pháp luật
Để đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế cầu đường bộ đối với phần nền móng, đường kính cọc khoan được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ống bọc cáp dùng trong việc đúc bê tông cầu đường bộ phải được làm từ vật liệu gì? Kích thước tối thiểu của ống bọc cáp là bao nhiêu?
Pháp luật
Bê tông dùng trong việc xây dựng cầu đường bộ phải đạt cường độ chịu nén là bao nhiêu? Xác định hệ số giãn nở của bê tông như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cầu đường bộ
645 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cầu đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cầu đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào