Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thiết bị mỏ lộ thiên được đưa vào sản xuất thì trong phương án đề cập đến những nội dung gì?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định trên thì để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thiết bị mỏ lộ thiên được đưa vào sản xuất thì trong phương án đề cập đến những nội dung gì? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Thiết bị mỏ lộ thiên được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 33 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên ban hành kèm theo Thông tư 20/2009/TT-BCT, có quy định về thiết bị mỏ như sau:

Thiết bị mỏ
1. Các thiết bị mỏ lộ thiên phải được sử dụng theo đúng hướng dẫn về lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của nhà máy chế tạo, đồng thời phải thực hiện theo đúng các quy định về an toàn trong quá trình hoạt động sản xuất.
2. Thiết bị mỏ phải được trang bị đầy đủ các cơ cấu bảo vệ, an toàn kỹ thuật theo thiết kế của nhà chế tạo và phương tiện phòng chống chữa cháy theo quy định hiện hành.
3. Sau mỗi ca làm việc, thiết bị phải được bàn giao theo quy định hiện hành. Công việc bàn giao phải được tiến hành tại nơi làm việc, đúng nội dung và phải được ghi vào sổ giao nhận ca.
4. Các thiết bị sử dụng trong khai thác và vận tải mỏ đều phải có đủ các tài liệu và hồ sơ qui định sau:
a) Hồ sơ kỹ thuật máy;
b) Sổ giao nhận ca (trong đó ghi rõ những sự cố, trục trặc kỹ thuật và các biện pháp xử lý, loại trừ).
5. Khi vận hành, sửa chữa thiết bị mỏ người làm việc phải có đủ phương tiện và dụng cụ an toàn, bảo hộ lao động.
6. Công việc cải tiến máy móc, thiết bị phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị mỏ lộ thiên được quy định như sau:

- Các thiết bị mỏ lộ thiên phải được sử dụng theo đúng hướng dẫn về lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của nhà máy chế tạo, đồng thời phải thực hiện theo đúng các quy định về an toàn trong quá trình hoạt động sản xuất;

- Thiết bị mỏ phải được trang bị đầy đủ các cơ cấu bảo vệ, an toàn kỹ thuật theo thiết kế của nhà chế tạo và phương tiện phòng chống chữa cháy theo quy định hiện hành;

- Các thiết bị sử dụng trong khai thác và vận tải mỏ đều phải có đủ các tài liệu và hồ sơ;

- Khi vận hành, sửa chữa thiết bị mỏ người làm việc phải có đủ phương tiện và dụng cụ an toàn, bảo hộ lao động;

- Công việc cải tiến máy móc, thiết bị phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn quy định.

Thiết bị mỏ lộ thiên đưa vào sản xuất.

Mỏ thiên lộ

Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thiết bị mỏ lộ thiên được đưa vào sản xuất thì trong phương án đề cập đến những nội dung gì?(Hình từ Internet)

Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thiết bị mỏ lộ thiên được đưa vào sản xuất thì trong phương án đề cập đến những nội dung gì?

Căn cứ tại Điều 34 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên ban hành kèm theo Thông tư 20/2009/TT-BCT, có quy định về đưa thiết bị mỏ vào sản xuất như sau:

Đưa thiết bị mỏ vào sản xuất
1. Khi tiếp nhận, vận chuyển các thiết bị có trọng lượng và kích thước lớn, phải lập “Phương án vận chuyển” để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; Trong phương án này phải đề cập đến các nội dung:
a) Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp kích thước, trọng lượng thiết bị;
b) Đánh giá khả năng chịu tải, kích cỡ không gian, tình trạng tuyến đường, cầu cống mà thiết bị phải vận chuyển đi qua;
c) Kỹ thuật vận chuyển, phương án chằng buộc, lắp đặt, đồ gá và định vị, chèn chặt trên phương tiện vận chuyển;
d) Phương tiện xếp dỡ và biện pháp nâng dỡ tải.
2. Việc lắp đặt các thiết bị mỏ phải theo đúng trình tự quy định của nhà máy chế tạo và theo kế hoạch, quy trình do đơn vị thực hiện lắp đặt lập.
3. Máy móc, thiết bị chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã qua chạy thử có tải đạt các yêu cầu kỹ thuật quy định và có văn bản nghiệm thu. Trường hợp không có quy định về thời gian chạy thử có tải thì thiết bị đó phải đảm bảo làm việc bình thường liên tục trong 72h.

Như vậy, theo quy định trên thì để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thiết bị mỏ lộ thiên được đưa vào sản xuất thì trong phương án đề cập đến những nội dung sau:

- Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp kích thước, trọng lượng thiết bị;

-Đánh giá khả năng chịu tải, kích cỡ không gian, tình trạng tuyến đường, cầu cống mà thiết bị phải vận chuyển đi qua;

- Kỹ thuật vận chuyển, phương án chằng buộc, lắp đặt, đồ gá và định vị, chèn chặt trên phương tiện vận chuyển;

- Phương tiện xếp dỡ và biện pháp nâng dỡ tải.

Trong quá trình vận hành thiết bị mỏ, người vận hành không được bỏ vị trí làm việc

Sửa chữa thiết bị mỏ lộ thiên được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 35 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên ban hành kèm theo Thông tư 20/2009/TT-BCT, có quy định về vận hành và sửa chữa thiết bị mỏ như sau:

Vận hành và sửa chữa thiết bị mỏ
8. Khi thiết bị có sự cố phải kịp thời khắc phục giải quyết và giữ nguyên hiện trạng, lập biên bản với sự tham gia bắt buộc của Phụ trách cơ điện mỏ hoặc Phụ trách công trường. Trong biên bản phải ghi rõ nguyên nhân sự cố và xác định trách nhiệm.
9. Tại nơi làm việc, ở môi trường có axít, mỏ phải ban hành quy định chế độ kiểm tra, bảo dưỡng, các yêu cầu về an toàn bổ sung cho thiết bị và trang bị bảo hộ lao động cho người làm việc.
10. Để duy trì khả năng làm việc, đảm bảo tuổi thọ của thiết bị, máy móc và ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra, mỏ phải xây dựng và thực hiện định kỳ lịch trình sửa chữa dự phòng cho từng thiết bị.
11. Việc sửa chữa định kỳ các cấp và hư hỏng đột xuất đều phải ghi chép vào lý lịch máy; Các lý lịch máy phải được lưu trữ đầy đủ biên bản đưa máy vào sửa chữa, biên bản chạy thử, biên bản nghiệm thu máy làm việc.
12. Khi sửa chữa và thay thế các chi tiết, phải ngừng máy, khoá thiết bị khởi động của các máy, cắt điện vào động cơ, treo biển báo "Cấm đóng điện - có người đang làm việc" tại nơi đóng cắt điện, sau đó mới tiến hành công việc.
13. Việc sửa chữa thiết bị, máy xúc, máy khoan tại khai trường được phép tiến hành trên mặt tầng công tác. Nơi sửa chữa phải bằng phẳng, không có khả năng sụt lún và có đường thoát an toàn.
14. Khi sửa chữa thiết bị có liên quan đến việc sử dụng máy nén khí, bình chứa khí áp lực đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định an toàn hiện hành về “Bảo quản vận hành các máy nén khí và bình chứa khí áp lực”.

Như vậy, theo quy định trên thì sửa chữa mỏ lộ thiên được quy định như sau:

- Khi thiết bị có sự cố phải kịp thời khắc phục giải quyết và giữ nguyên hiện trạng, lập biên bản với sự tham gia bắt buộc của Phụ trách cơ điện mỏ hoặc Phụ trách công trường. Trong biên bản phải ghi rõ nguyên nhân sự cố và xác định trách nhiệm;

- Việc sửa chữa định kỳ các cấp và hư hỏng đột xuất đều phải ghi chép vào lý lịch máy; Các lý lịch máy phải được lưu trữ đầy đủ biên bản đưa máy vào sửa chữa, biên bản chạy thử, biên bản nghiệm thu máy làm việc;

- Khi sửa chữa và thay thế các chi tiết, phải ngừng máy, khoá thiết bị khởi động của các máy, cắt điện vào động cơ, treo biển báo "Cấm đóng điện - có người đang làm việc" tại nơi đóng cắt điện, sau đó mới tiến hành công việc;

- Việc sửa chữa thiết bị, máy xúc, máy khoan tại khai trường được phép tiến hành trên mặt tầng công tác. Nơi sửa chữa phải bằng phẳng, không có khả năng sụt lún và có đường thoát an toàn

- Khi sửa chữa thiết bị có liên quan đến việc sử dụng máy nén khí, bình chứa khí áp lực đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định an toàn hiện hành về “Bảo quản vận hành các máy nén khí và bình chứa khí áp lực.

Thiết bị mỏ lộ thiên
Khai thác khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ 15/7/2023, có 03 trường hợp khai thác khoáng sản được miễn phí bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc nhóm đất nào? Đối tượng nào được Nhà nước cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản?
Pháp luật
Khi ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có phải tính yếu tố trượt giá không?
Pháp luật
Hợp tác xã hoạt động khai thác khoáng sản có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
Pháp luật
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là gì? Nhà nước có được thu hồi đất để khai thác khoáng sản không?
Pháp luật
Điều kiện để khai thác cát đá sỏi cần thực hiện những gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Không có giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thu lợi bất chính từ việc thăm dò khoáng sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì? Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cần những gì và thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác suối nước nóng cần thực hiện những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản bao gồm những ai? Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị mỏ lộ thiên
1,270 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị mỏ lộ thiên Khai thác khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị mỏ lộ thiên Xem toàn bộ văn bản về Khai thác khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào