Đề cương và dự toán chi tiết của các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có những nội dung nào?
- Đề cương và dự toán chi tiết của các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có những nội dung nào?
- Hồ sơ đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết gồm những gì?
- Dự toán chi tiết của các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được lập dựa trên những cơ sở nào?
Đề cương và dự toán chi tiết của các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Lập đề cương và dự toán chi tiết
...
2. Nội dung của đề cương và dự toán chi tiết
a) Các thông tin chung:
- Căn cứ pháp lý.
- Tên của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin được lập đề cương và dự toán chi tiết.
- Đơn vị sử dụng ngân sách.
- Địa điểm thực hiện.
- Thời gian thực hiện.
- Tổ chức, đơn vị lập đề cương và dự toán chi tiết.
- Loại nguồn vốn.
- Dự kiến hiệu quả đạt dược.
b) Sự cần thiết thực hiện
- Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin; sơ đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện khác.
- Mục tiêu, quy mô, yêu cầu, nhu cầu, sự cần thiết thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
c) Thuyết minh phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ được đề xuất:
- Phân tích, lựa chọn phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, thiết bị được lựa chọn, trong đó có phân tích, lựa chọn phương án, giải pháp bảo đảm tính kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan (nếu có).
- Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
- Đối với phần mềm nội bộ: Nội dung mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 73/2019/NĐ-CP và các nội dung khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Nghị định 73/2019/NĐ-CP.
- Đối với xây lắp mạng, lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin và các phụ kiện: Các chỉ tiêu kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng trong triển khai mua sắm, lắp đặt, cài đặt, kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị; Danh mục thiết bị mua sắm, lắp đặt, cài đặt và các thông số kỹ thuật của thiết bị; Thuyết minh giải pháp thiết kế mạng, đường truyền, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin, cấp điện, chống sét, hệ thống làm mát, tính toán băng thông đường truyền (kèm theo sơ đồ, nếu có); Thống kê khối lượng công tác xây lắp, thiết bị chủ yếu của hạng mục chính và phụ; Các thuyết minh khác có liên quan (nếu cần thiết).
- Các yêu cầu về đào tạo hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành và các công tác khác có liên quan.
- Các yêu cầu (nếu cần thiết) về kiểm thử hoặc vận hành thử, bảo hành, bảo trì.
d) Dự toán chi tiết theo các quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
đ) Dự kiến các mốc thời gian, tiến độ thực hiện;
e) Phương án tổ chức quản lý thực hiện, đưa vào vận hành, khai thác;
g) Các đề xuất, kiến nghị: Nêu các đề xuất, kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nội dung đề cương sau khi được duyệt.
...
Như vậy đề cương và dự toán chi tiết của các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có những nội dung như quy định trên.
Đề cương chi tiết (Hình từ Internet)
Hồ sơ đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Lập đề cương và dự toán chi tiết
...
3. Hồ sơ đơn vị sử dụng ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết như sau:
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đề cương và dự toán chi tiết.
b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Như vậy hồ sơ đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết gồm:
- Tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đề cương và dự toán chi tiết.
Và hồ sơ này sẽ được lập thành 03 bộ.
Dự toán chi tiết của các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được lập dựa trên những cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Dự toán chi tiết
1. Cơ sở lập dự toán chi tiết
a) Các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán; Văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp;
b) Các văn bản quy định về định mức, đơn giá, mức chi:
- Các định mức, đơn giá, mức chi trong từng thời kỳ theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Các định mức, đơn giá do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ quản lý chuyên ngành và địa phương ban hành theo quy định của Nghị định 73/2019/NĐ-CP.
- Đối với các nội dung chi chưa có định mức, đơn giá: Đơn vị lập dự toán căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, tình hình thực tế để thuyết minh, xây dựng định mức, đơn giá hoặc tham khảo giá thị trường, thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá theo quy định hoặc quyết định áp dụng các định mức, đơn giá tương tự của các dự án, nhiệm vụ khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 12 tháng (tính từ thời điểm dự án, nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến thời điểm đơn vị sử dụng ngân sách trình người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này) để xây dựng đề cương và dự toán chi tiết và phải có thuyết minh rõ căn cứ tính toán.
Bản thuyết minh căn cứ tính toán định mức, diễn giải chi tiết đơn giá theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Các quy định, hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Nghị định 73/2019/NĐ-CP;
đ) Thông báo giá, báo giá hoặc các căn cứ, phương pháp khác để xác định dự toán chi phí.
...
Như vậy dự toán chi tiết của các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được lập dựa trên những cơ sở như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?