Để công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam và Lào có thể qua lại buôn bán hàng hóa với nhau thì cần đáp ứng điều kiện nào?
- Để công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam và Lào có thể qua lại buôn bán hàng hóa với nhau thì cần đáp ứng điều kiện nào?
- Công dân Việt Nam cần tuân thủ những quy định nào khi sang khu vực biên giới của Lào để mua bán trao đổi hàng hóa?
- Có bao nhiêu cửa khẩu ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Lào hiện nay?
Để công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam và Lào có thể qua lại buôn bán hàng hóa với nhau thì cần đáp ứng điều kiện nào?
Buôn bán hàng hóa khu vực biên giới (Hình từ Internet)
Theo Điều 14 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy định về việc điều kiện để công dân cư trú qua lại của công dân hai nước Việt Nam và Lào ở khu vực biên giới như sau:
Điều 14.
a. Công dân cư trú trong khu vực biên giới bên này được sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.
b. Hai Bên ký kết quy định thể thức, danh mục, giá trị và số lượng hàng và tiền tệ mà công dân ở khu vực biên giới mỗi Bên được phép mang qua biên giới theo khoản a. điều này.
Theo quy định trên thì để công dân cứ trú ở khu vực biên giới Việt Nam và Lào có thể sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất thì hai bên phải ký kết quy định thể thức, danh mục, giá trị và số lượng hàng và tiền tệ mà công dân ở khu vực biên giới mỗi Bên được phép mang qua biên giới
Công dân Việt Nam cần tuân thủ những quy định nào khi sang khu vực biên giới của Lào để mua bán trao đổi hàng hóa?
Căn cứ Điều 19 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về các điều cần tuân thủ khi công dân hai nước sang khu vực biên giới của nhau như sau:
Điều 19
Công dân của hai Bên ký kết khi qua lại biên giới phải tuân theo những quy định sau đây:
a. Công dân cư trú trong khu vực biên giới của mỗi Bên ký kết đi sang khu vực biên giới của Bên kia với mục đích nêu trong Điều 14 của Hiệp định này phải có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận như quy định ở Điều 13 của Hiệp định này. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới nơi đến quá 7 (bảy) ngày thì phải xin phép của chính quyền xã, bản nơi mình cư trú hoặc đồn Biên phòng gần nhất bên mình. Thời hạn của giấy phép không quá 20 (hai mươi) ngày, nhưng có thể được chính quyền địa phương nơi đến gia hạn thêm không quá 15 ngày.
Những người dưới 15 (mười lăm) tuổi chưa có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới được đi sang khu vực biên giới Bên kia với điều kiện là đi kèm với người có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới.
Đương sự phải xuất trình giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giôi và giấy phép cho đồn Biên phòng hoặc chính quyền xã, bản nơi đến.
b. Công dân của Bên ký kết này khi xuất, nhập cảnh lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân theo các quy định có liên quan của mời Bên ký kết và các quy định đã được hai Bên thoả thuận.
c. Hàng hoá, vật tư, thiết bị (trừ các loại hàng được phép mua, bán, trao đổi theo quy định của Điều 14 Hiệp định này) và các loại phương tiện vận chuyển nhập cảnh, xuất cảnh phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ của các cơ quan hữu quan, phải tuân theo luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.
Theo đó, một số quy định mà công dân Việt Nam khi sang khu vực biên giới của Lào phải tuân thủ như:
- Phải có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận theo quy định pháp luật;
- Nêu muốn lưu trú từ 7 ngày trở lên thì phải xin phép của chính quyền xã, bản nơi mình cư trú hoặc đồn Biên phòng gần nhất;
- Những người dưới 15 tuổi phải đi kèm với người có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới.
- Tuân thủ các quy định của nước bạn;
- Hàng hoá, vật tư, thiết bị và các loại phương tiện vận chuyển nhập cảnh, xuất cảnh phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ của các cơ quan hữu quan, phải tuân theo luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.
Có bao nhiêu cửa khẩu ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Lào hiện nay?
Căn cứ Điều 18 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy định về cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào như sau:
Điều 18.
Hai Bên ký kết thoả thuận mở 8 cửa khẩu chính trên các đường bộ sau đây:
a
b. Ở những nơi xa các cửa khẩu nói ở khoản a . Điều này, nếu xét thấy cần thiết, chính quyền cấp tỉnh hai Bên có thể thoả thuận mở thêm những cửa khẩu phụ để thuận tiện cho công dân trú ở khu vực biên giới qua lại. Việc kiểm soát qua lại biên giới ở cửa khẩu phụ phải theo nguyên tắc kiểm soát chung.
Theo đó, có 08 cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào, bao gồm:
- Tây Chang - Xốp Hun;
- Pa Háng - Xốp Bau;
- Na Mèo - Bản Lợi;
- Nậm Cắn - Nậm Căn;
- Keo Nưa - Keo Nưa (Na Pe);
- Cha Lo (đèo Mụ Giạ) - Thông Khảm;
- Lao Bảo - Huội Ka Ky (Bản A Lôn);
- Bờ Y - Giang Giơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?