Để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm bằng mẫu máu ở gà cần dùng phương pháp nào để chẩn đoán?

Đối với mẫu bệnh phẩm là máu ở gà có triệu chứng mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thì có thể chẩn đoán bệnh bằng phương pháp HI hay không? Để thực hiện chẩn đoán thÌ cần những nguyên liệu gì và tiến hành chẩn đoán ra sao? Câu hỏi của anh Hiền từ Đồng Nai.

Để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm bằng mẫu máu ở gà cần dùng phương pháp nào để chẩn đoán?

Theo tiết 5.2.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm bằng mẫu máu ở gà như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.2.1. Xử lý bệnh phẩm
Mẫu bệnh phẩm là phủ tạng (phổi, thận, ống dẫn trứng): lấy từ 1 g đến 2 g, dùng kéo (xem 4.1) cắt nhỏ rồi nghiền trong cối chày sứ (xem 4.1) vô trùng với dung dịch PBS thành huyễn dịch 10 %, bổ sung 0,1 ml dung dịch kháng khuẩn. Ly tâm với gia tốc 900 g trong 10 min, rồi thu lấy dịch nổi để xét nghiệm vi rút bằng phương pháp RT-PCR.
Bệnh phẩm là máu được giữ ở 4 °C đến 8 °C, chờ đông rồi chắt lấy huyết thanh để chẩn đoán phát hiện kháng thể (xem 5.2.3) bằng phương pháp HI hoặc ELISA.
...

Theo đó, đối với mẫu bệnh phẩm là mẫu máu thì có thể dùng phương pháp HI hoặc phương pháp ELISA để chẩn đoán,

Mẫu bệnh phẩm cần được giữ ở 4 °C đến 8 °C, chờ đông rồi chắt lấy huyết thanh để chẩn đoán phát hiện kháng thể.

Để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm bằng mẫu máu ở gà cần dùng phương pháp nào để chẩn đoán?

Để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm bằng mẫu máu ở gà cần dùng phương pháp nào để chẩn đoán? (Hình từ Internet)

Thực hiện phương pháp HI để để đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà cần sử dụng những nguyên liệu nào?

Theo điểm B.1 Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về nguyên liệu dùng trong phương pháp HI như sau:

PHỤ LỤC B
(Quy định)
Chuẩn bị nguyên liệu cho phản ứng HI
B.1. Dung dịch PBS, pH từ 7,0 đến 7 4, chuẩn bị như sau:
NaCl 8g
KCl 0,2 g
Na2HPO4.2H2O 2,9 g
KH2PO4 0,2 g
Nước cất 1 000 ml
Điều chỉnh pH = 7,2 bằng dung dịch NaOH hoặc dung dịch HCl. Hấp vô trùng ở 121 °C trong vòng 20 min. Bảo quản ở 4 °C.

Như vậy, để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyển nhiễm bằng phương pháp HI thì cần chuẩn chị những nguyên liệu sau để thực hiện phản ứng cho thí nghiệm:

- NaCl: 8g

- KCl: 0,2 g

- Na2HPO4.2H2O: 2,9 g

- KH2PO4: 0,2 g

- Nước cất: 1 000 ml

Cần điều chỉnh pH = 7,2 bằng dung dịch NaOH hoặc dung dịch HCl. Hấp vô trùng ở 121 °C trong vòng 20 min. Bảo quản ở 4 °C.

Thực hiện phản ứng trong phương pháp HI nhằm chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà như thế nào?

Theo điểm B.2 và điểm B.3 Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về các bước chuẩn bị và tiến hành phản ứng trong phương pháp HI như sau:


PHỤ LỤC B
(Quy định)
Chuẩn bị nguyên liệu cho phản ứng HI
...
B.2. Cách pha kháng nguyên 4 đơn vị HA
Ví dụ: Hiệu giá kháng nguyên được ghi trên lọ là 1/256 thì 4HA bằng 1/256 x 4 = 1/64
Kháng nguyên pha 4 đơn vị HA cần phải điều chỉnh để phản ứng HI có kết quả chính xác.
Cách pha: Ví dụ: 4HA bằng 1/64.
Pha 4HA gồm 1 phần kháng nguyên và 63 phần nước sinh lý (hoặc PBS).
Kiểm tra kháng nguyên 4 HA đã pha: Tiến hành phản ứng HA nếu kết quả ngưng kết đến giếng thứ 2 là kháng nguyên pha đạt. Nếu ngưng kết đến giếng thứ 3 (hoặc hơn) là kháng nguyên pha đặc. Nếu ngưng kết chỉ ở giếng đầu tiên là kháng nguyên pha loãng. Dựa vào kết quả đó để bổ sung thêm kháng nguyên hoặc nước sinh lý để có kháng nguyên 4HA chuẩn.
B.3. Cách tiến hành phản ứng HI
- Cho dung dịch PBS (xem phụ lục B mục B.1) vào các giếng từ giếng 1 đến giếng 12, mỗi giếng 25 μl.
- Cho 25 μl huyết thanh cần kiểm tra vào giếng 1.
- Pha loãng huyết thanh: Trộn đều huyết thanh với PBS ở giếng 1, hút 25 μl chuyển sang giếng 2 trộn đều, hút 25 μl chuyển sang giếng 3 tiếp tục làm như vậy đến giếng 11, hút bỏ 25 μl đi ở giếng 11.
- Cho kháng nguyên IB chuẩn 4 đơn vị HA (xem B.2 phụ lục B) vào các giếng từ 1 đến 11, mỗi giếng 25 μl.
- Lắc nhẹ, để 30 min ở nhiệt độ phòng.
- Cho 25 μl hồng cầu vào tất cả các giếng, lắc nhẹ 1 min. Giữ đĩa phản ứng ở nhiệt độ phòng. Đọc kết quả sau từ 15 min đến 30 min. (xem sơ đồ phản ứng HI bên dưới)
Sơ đồ phản ứng Hi
CHÚ THÍCH: HT: huyết thanh; KN: Kháng nguyên; HC: Hồng cầu.

Bên cạnh đó, tại tiết 5.2.3.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về kết quả phản ứng Hi như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.3.2. Phương pháp HI
Dùng đĩa ngưng kết 96 giếng (xem 4.3) để làm phản ứng.
a) Cách tiến hành (Xem B.3 phụ lục B)
b) Đọc kết quả
Phản ứng dương tính: có sự ức chế ngưng kết hồng cầu ở hiệu giá pha loãng ≥ 1/16.
Phản ứng âm tính: không có sự ức chế ngưng kết hoặc có sự ức chế ngưng kết ở hiệu giá pha loãng < 1/16.
CHÚ THÍCH: Phương pháp này không đòi hỏi nhiều thiết bị máy móc, thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này không phân biệt được kháng thể IB do tiêm phòng vắc xin hay do nhiễm thực địa.
...

Để tiến hành phản ứng trước tiên cần chuẩn bị kháng nguyên 4 HA (hiệu giá kháng nguyên được ghi trên lọ là 1/256 thì 4HA bằng 1/256 x 4 = 1/64).Kháng nguyên pha 4 đơn vị HA cần phải điều chỉnh để phản ứng HI có kết quả chính xác.

Kiểm tra kháng nguyên 4 HA đã pha: Tiến hành phản ứng HA nếu kết quả ngưng kết đến giếng thứ 2 là kháng nguyên pha đạt. Nếu ngưng kết đến giếng thứ 3 (hoặc hơn) là kháng nguyên pha đặc. Nếu ngưng kết chỉ ở giếng đầu tiên là kháng nguyên pha loãng. Dựa vào kết quả đó để bổ sung thêm kháng nguyên hoặc nước sinh lý để có kháng nguyên 4HA chuẩn.

Tiếp đó cho dung dịch PBS vào các giếng từ giếng 1 đến giếng 12, mỗi giếng 25 μl. Cho tiếp 25 μl huyết thanh cần kiểm tra vào giếng 1. sau đó thực hiện pha loãng huyết thanh, trộn đều huyết thanh với PBS ở giếng 1, hút 25 μl chuyển sang giếng 2 trộn đều, hút 25 μl chuyển sang giếng 3 tiếp tục làm như vậy đến giếng 11, hút bỏ 25 μl đi ở giếng 11.

Cho kháng nguyên IB chuẩn 4 đơn vị HA (xem B.2 phụ lục B) vào các giếng từ 1 đến 11, mỗi giếng 25 μl và lắc nhẹ, để 30 min ở nhiệt độ phòng. Cho 25 μl hồng cầu vào tất cả các giếng, lắc nhẹ 1 min. Giữ đĩa phản ứng ở nhiệt độ phòng. Đọc kết quả sau từ 15 min đến 30 min.

Phản ứng dương tính khi có sự ức chế ngưng kết hồng cầu ở hiệu giá pha loãng ≥ 1/16.

Phản ứng âm tính khi không có sự ức chế ngưng kết hoặc có sự ức chế ngưng kết ở hiệu giá pha loãng < 1/16.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? Chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà bằng phương pháp RT PCR ra sao?
Pháp luật
Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Xử lý mẫu bệnh phẩm ra sao?
Pháp luật
Để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm bằng mẫu máu ở gà cần dùng phương pháp nào để chẩn đoán?
Pháp luật
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà là bệnh gì? Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thường lây truyền qua những đường nào?
Pháp luật
Phân biệt bệnh viêm đường hô hấp mãn tính khác gì so với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thông qua những đặc điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
1,031 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào