Để bổ nhiệm làm Phó chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có thời gian giữ ngạch thanh tra viên bao lâu?
- Phải có thời gian giữ ngạch thanh tra viên bao lâu mới đủ điều kiện bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường?
- Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
- Độ tuổi bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định thế nào?
Phải có thời gian giữ ngạch thanh tra viên bao lâu mới đủ điều kiện bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Theo khoản 2 Điều 10 quy định về tiêu chuẩn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 3507/QĐ-BTNMT năm 2017 như sau:
Đối với Thanh tra Bộ
...
2. Chức danh Phó Chánh Thanh tra
a) Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên;
b) Nắm vững kiến thức pháp luật và nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; am hiểu các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và các lĩnh vực chuyên ngành khác có liên quan; nắm vững các phương hướng nhiệm vụ của Thanh tra Bộ;
c) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương; có các chứng chỉ bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp vụ, nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, quốc phòng và an ninh đối tượng 2; có ít nhất 05 năm giữ ngạch thanh tra viên hoặc tương đương;
d) Có chuyên ngành phù hợp với công tác thanh tra;
đ) Đã qua công tác lãnh đạo, quản lý cấp phòng hoặc tương đương trở lên; có năng lực tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình, định hướng công tác; có khả năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao; đã tham gia các đoàn thanh tra lĩnh vực chuyên ngành có nhiều tình tiết phức tạp.
Theo đó, phải có ít nhất 05 năm giữ ngạch thanh tra viên hoặc tương đương mới đủ điều kiện được xem xét, bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hình từ Internet)
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Theo Điều 7 quy định về tiêu chuẩn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 3507/QĐ-BTNMT năm 2017 như sau:
Về năng lực và uy tín
1. Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích, dự báo. Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ, xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy định, quyết định về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
2. Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì Nhân dân phục vụ.
3. Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh của tập thể, cá nhân công chức, viên chức trong đơn vị, tổ chức và phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; được cán bộ, đảng viên, quần chúng tin tưởng, tín nhiệm.
Theo đó, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường phái có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích, dự báo.
Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn.
Mạnh dạn đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ, xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy định, quyết định về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công.
Cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì Nhân dân phục vụ.
Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh của tập thể, cá nhân công chức, viên chức trong đơn vị, tổ chức và phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; được cán bộ, đảng viên, quần chúng tin tưởng, tín nhiệm.
Độ tuổi bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 quy định về tiêu chuẩn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 3507/QĐ-BTNMT năm 2017 như sau:
Về trình độ, độ tuổi, sức khỏe và kinh nghiệm
...
2. Độ tuổi: Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
...
Theo đó, độ tuổi bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?