Để bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông phải thực hiện những hoạt động gì?
- Để bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông phải thực hiện những hoạt động gì?
- Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông thu thập những thông tin gì?
- Trong khi bảo vệ hiện trường tai nạn giao thông mà phát hiện có người mất tích thì Cảnh sát giao thông cần báo cáo với ai?
Để bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông phải thực hiện những hoạt động gì?
Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA thì cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm phát hiện hoặc cán bộ Cảnh sát giao thông được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông thực hiện những nhiệm vụ để bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông như sau:
- Thả phao tiêu khoanh vùng hiện trường vụ tai nạn giao thông;
- Bảo vệ người, phương tiện, tài sản, hàng hóa liên quan đến vụ tai nạn giao thông;
- Giữ nguyên vị trí, trạng thái phương tiện, dấu vết, tang vật ở điều kiện cho phép, chú ý phát hiện và ghi nhận những thay đổi đã xảy ra.
Trường hợp trục vớt được phương tiện thì tổ chức đưa vào vị trí an toàn và bố trí lực lượng tiến hành bảo vệ phương tiện; nếu không trục vớt được phương tiện thì tiến hành thả phao tiêu cảnh báo nguy hiểm và phối hợp với các lực lượng khác tổ chức bảo vệ hiện trường;
- Sử dụng đèn cảnh báo, đèn báo hiệu, phao tiêu báo hiệu nguy hiểm để bảo vệ hiện trường, bảo vệ an toàn cho cán bộ khám nghiệm hiện trường;
- Bố trí cán bộ và vị trí phương tiện neo đậu hai đầu (thượng lưu và hạ lưu) cách khoảng 500 mét khu vực hiện trường được khoanh vùng bảo vệ để điều tiết giao thông, cảnh báo người điều khiển phương tiện đi qua khu vực hiện trường giảm tốc độ, chú ý quan sát không gây nguy hiểm cho lực lượng khám nghiệm hiện trường;
Trường hợp sử dụng phương tiện của Cảnh sát giao thông thì sử dụng cờ hiệu, bật hệ thống còi, đèn ưu tiên để cảnh báo cho các phương tiện khác biết.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA còn quy định về nhiệm vụ tổ chức điều tiết giao thông không để xảy ra ùn tắc của Cảnh sát giao thông như sau:
- Trường hợp vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông thì phải phân luồng, điều tiết giao thông đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa biết để phối hợp bảo đảm an toàn giao thông;
- Trường hợp vụ tai nạn giao thông đã gây ùn tắc giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, phân luồng điều tiết giao thông, giải quyết ùn tắc từ xa.
Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông thu thập những thông tin gì?
Tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về những thông tin ban đầu về vụ tai nạn giao thông đường thủy mà Cảnh sát giao thông đường thủy nội địa cần thu thập bao gồm:
- Các dấu vết dễ bị thay đổi hoặc mất; những thay đổi do quá trình cấp cứu, trục vớt phương tiện; những ảnh hưởng dòng chảy, thời tiết thủy văn;
- Thông tin về vụ tai nạn giao thông (nếu có thì ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân); kiểm tra, tạm giữ giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, hàng hóa chở trên phương tiện (nếu có) liên quan đến vụ tai nạn giao thông;
- Nồng độ cồn hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại hiện trường; hoặc yêu cầu cơ sở y tế kiểm tra nồng độ cồn hoặc chất kích thích mạnh trong máu của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đang được cấp cứu;
- Dữ liệu điện tử như: Thiết bị GPS ghi hành trình của phương tiện, thiết bị nhận dạng tàu (AIS), hình ảnh từ camera của cơ quan, tổ chức, cá nhân xung quanh, đi qua khu vực hiện trường trong khoảng thời gian xảy ra tai nạn (nếu có).
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA thì trong trường hợp người gây tai nạn giao thông điều khiển phương tiện bỏ chạy thì cần tìm hiểu thông tin chi tiết về đặc điểm, loại phương tiện, màu sơn, biển số của phương tiện, đặc biệt là vị trí của phương tiện, những thiệt hại về phương tiện và hướng phương tiện bỏ chạy.
Trong khi bảo vệ hiện trường tai nạn giao thông mà phát hiện có người mất tích thì Cảnh sát giao thông cần báo cáo với ai?
Căn cứ khoản 7 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:
Giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm phát hiện hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông
…
7. Khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này:
a) Nếu phát hiện vụ tai nạn giao thông có một trong các dấu hiệu về hậu quả: Có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết, bị mất tích; có người bị thương dập, nát, đứt rời chân, tay, bị mù cả hai mắt, vỡ nền sọ; có từ 03 người bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ xác định thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì thực hiện như sau:
Đối với cán bộ Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện, báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phân công Cảnh sát điều tra tiếp nhận điều tra, giải quyết;
Đối với cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền giải quyết;
Như vậy, khi phát hiện có người mất tích khi bảo vệ hiện trường tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông có trách nhiệm báo cáo như sau:
- Đối với cán bộ Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện, báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phân công Cảnh sát điều tra tiếp nhận điều tra, giải quyết;
- Đối với cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?