Đề án tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm?
- Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp?
- Nhiệm vụ nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về đa dạng sinh học được quy định ra sao?
- Nguồn kinh phí thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lấy từ đâu?
Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp?
Căn cứ nội dung được quy định theo Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/12/2022 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Tại Mục III Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 xác định 05 nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” như sau:
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học;
- Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Như vậy, trong công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2050, các bộ, ngành, địa phương sẽ căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nêu trên.
Đề án tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về đa dạng sinh học được quy định ra sao?
Dựa vào tiểu mục 1 Mục III Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022, công tác nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học bao gồm các nội dung sau:
- Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học;
- Tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế về bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học; đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;
- Đổi mới công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, có hình thức phù hợp đấu tranh phê phán mạnh mẽ các hành vi gây tác động xấu đến môi trường, thiên nhiên;
- Bài trừ thói quen, sở thích sử dụng các loài hoang dã làm trang sức, thực phẩm, thuốc chữa bệnh...;
- Công khai thông tin về kết quả xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định pháp luật;
- Tôn vinh các tấm gương, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, các điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các lực lượng có chức năng liên quan đến quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học;
- Tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về bảo vệ đa dạng sinh học cho người dân, nhất là người có uy tín trong xã hội và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch để làm hạt nhân tuyên truyền đến mọi tầng lớp xã hội.
Như vậy, nhiệm vụ nâng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về đa dạng sinh học được thực hiện theo các nội dung nêu trên.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lấy từ đâu?
Căn cứ theo nội dung tại Mục IV Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022, nguồn kinh phí thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” bao gồm:
- Ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Cụ thể:
+ Ngân sách trung ương bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan;
+ Ngân sách địa phương bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của địa phương;
- Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
Như vậy, Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được thực hiện theo 02 nguồn kinh phí trên.
Xem chi tiết tại Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?