Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ bao gồm các nội dung cơ bản nào từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ bao gồm các nội dung cơ bản nào từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Giao dịch trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện như thế nào?
- Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế thực hiện như thế nào?
- Chủ thể nào tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ?
Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ bao gồm các nội dung cơ bản nào từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Vừa qua, Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 95/2018/NĐ-CP trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện nay, Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ bao gồm các nội dung cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
2. Căn cứ nhu cầu huy động của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành;
b) Khối lượng phát hành;
c) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu: Kỳ hạn, mệnh giá phát hành; đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất phát hành;
d) Đối tượng mua trái phiếu;
đ) Việc đăng ký, lưu ký và giao dịch;
Theo đó, tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP thì nội dung cơ bản Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ tại thị trường trong nước được sửa đổi như sau:
(1) Mục đích phát hành;
(2) Khối lượng phát hành;
(3) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu: kỳ hạn, mệnh giá phát hành; đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất phát hành;
(4) Phương thức phát hành trái phiếu (đấu thầu, bảo lãnh hoặc phát hành riêng lẻ);
(5) Đối tượng mua trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về quản lý ngoại hối;
(6) Việc đăng ký, lưu ký và giao dịch.
Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ bao gồm các nội dung cơ bản nào từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP? (Hình ảnh từ Internet)
Giao dịch trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:
(1) Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
(2) Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình sau:
- Mua bán thông thường;
- Mua bán lại và bán kết hợp mua lại;
- Các loại hình giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.
(3) Giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;
- Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan- xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.
(4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
(5) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP và pháp luật chứng khoán.
Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017 thì phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế thực hiện như sau:
- Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ.
- Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, Bộ Tài chính xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế.
- Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;
+ Nhu cầu, khả năng huy động vốn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, hệ số tín nhiệm của Việt Nam và tình hình thị trường vốn quốc tế;
+ Hình thức phát hành, khối lượng huy động, kỳ hạn, lãi suất dự kiến, đồng tiền phát hành, thị trường huy động;
+ Phương án sử dụng nguồn vốn huy động;
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và tác động của khoản vay mới đối với nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công.
- Căn cứ Đề án đã được Chính phủ phê duyệt, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện.
Chủ thể nào tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:
- Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là Bộ Tài chính.
- Đối với công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước, Bộ Tài chính tổ chức phát hành hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành và thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể tổ chức phát hành theo quy định tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
Nghị định 83/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?