Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung nào? Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ có được ưu tiên hỗ trợ trước?
Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Là một tập hợp các nội dung có liên quan đến nhau, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm, trung hạn hoặc dài hạn. Đề án bao gồm các nội dung: mục tiêu; đối tượng và điều kiện hỗ trợ; trình tự, thủ tục lựa chọn; nội dung hỗ trợ; nguồn lực thực hiện; cơ chế quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện; thời gian thực hiện Đề án; các nội dung khác (nếu có).
2. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Là một tập hợp các nội dung, nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do một cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện trong một thời hạn nhất định.
...
Theo quy định trên, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một tập hợp các nội dung có liên quan đến nhau, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm, trung hạn hoặc dài hạn.
Đề án bao gồm các nội dung: mục tiêu; đối tượng và điều kiện hỗ trợ; trình tự, thủ tục lựa chọn; nội dung hỗ trợ; nguồn lực thực hiện; cơ chế quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện; thời gian thực hiện Đề án; các nội dung khác (nếu có).
Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung nào? (hình từ internet)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ có được ưu tiên hỗ trợ trước không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ
1. Căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc như sau:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước;
b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật được hỗ trợ trước.
2. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất.
...
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được ưu tiên hỗ trợ trước.
Việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên các tiêu chí sau đây:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
(2) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
(3) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?