Dây dẫn điện trong thiết bị hủy nổ đầu đạn có cấu tạo ra như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn? Lực lượng nào được phép tham gia hủy nổ đầu đạn?

Xin hỏi, đối với nhiệm vụ hủy nổ đầu đạn thì những lực lượng nào sẽ tham gia thực hiện? Trong thiết bị hủy nổ đầu đạn thì bộ phận dây dẫn điện trong thiết bị phải có cấu tạo như thế nào mới đúng tiêu chuẩn? Xin cám ơn.

Những lực lượng nào sẽ tham gia thực hiện nhiệm vụ hủy nổ đầu đạn?

Theo tiết 2.2.4.3 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2019/BQP về hủy nổ lựu đạn sát thương và đầu đạn nổ phá, nổ sát thương, nổ phá sát thương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định về lực lượng tham gia hủy đầu đạn như sau:

"2 QUY ĐỊNH AN TOÀN, KỸ THUẬT
...
2.2 Quy định an toàn
...
2.2.4 Thực hiện hủy nổ đầu đạn
...
2.2.4.3 Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn:
- Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn: Phải được giao nhiệm vụ bằng văn bản; chỉ thực hiện nhiệm vụ được phân công theo phương án và kế hoạch đã được phê duyệt; chấp hành nghiêm kỷ luật; thực hiện nghiêm, nhanh chóng và chính xác mệnh lệnh và hướng dẫn của người chỉ huy;
- Người chỉ huy: Là người có quyền hạn cao nhất trong khu vực hủy; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ trung cấp trở lên; phải được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ;
- Nhân viên hủy nổ: Là những người trực tiếp thực hiện hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ sơ cấp trở lên; phải được phổ biến kế hoạch, huấn luyện các quy trình, quy định, quy tắc an toàn; có sức khỏe, yếu lĩnh thực hành tốt, qua kiểm tra đạt yêu cầu;
- Nhân viên an toàn: Là người giám sát về mặt an toàn; được người chỉ huy giao nhiệm vụ phụ trách về công tác an toàn trong quá trình hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ sơ cấp trở lên; phải được huấn luyện và nắm chắc các quy định an toàn khi hủy nổ đầu đạn;
- Nhân viên kỹ thuật: Là người giám sát về mặt kỹ thuật hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ trung cấp trở lên; nắm chắc chuyên môn đạn dược, quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn trong hủy nổ đầu đạn; sử dụng thành thạo các phương tiện phục vụ hủy nổ đầu đạn; được chỉ huy giao nhiệm vụ phụ trách về mặt kỹ thuật khi tiến hành hủy nổ đầu đạn;
- Nhân viên y tế: Là những người bảo đảm sức khỏe cho lực lượng hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về ngành y tế từ sơ cấp trở lên; nắm chắc chuyên môn ngành y tế; sử dụng thành thạo các phương tiện, dụng cụ sơ cứu, cấp cứu khi có sự cố xảy ra;
- Lực lượng cảnh giới: Là những người làm nhiệm vụ cảnh giới không cho người, phương tiện và gia súc vào khu vực hủy trong quá trình hủy nổ đầu đạn;
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy: Là những người tham gia hủy nổ đầu đạn và được giao nhiệm vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy trong quá trình hủy nổ đầu đạn; được huấn luyện về công tác phòng cháy, chữa cháy và qua kiểm tra phải đạt yêu cầu.
..."

Theo quy định trên thì lực lượng tham giam nhiệm vụ hủy nổ đầu đạn gồm:

- Người chỉ huy;

- Nhân viên hủy nổ;

- Nhân viên an toàn;

- Nhân viên kỹ thuật;

- Nhân viên y tế;

- Lực lượng cảnh giới;

- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy;

Dây dẫn điện trong thiết bị hủy nổ đầu đạn có cấu tạo ra như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn? Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn bao gồm những lực lượng nào?

Dây dẫn điện trong thiết bị hủy nổ đầu đạn có cấu tạo ra như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn? (Hình từ Internet)

Trong trường hợp nào không được phép thực hiện hủy nổ đầu đạn?

Theo tiết 2.2.7 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2019/BQP về hủy nổ lưu đạn sát thương và đầu đạn nổ phá, nổ sát thương, nổ phá sát thương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định về trường hợp không được phép hủy nổ đầu đạn như sau:

"2 QUY ĐỊNH AN TOÀN, KỸ THUẬT
...
2.2 Quy định an toàn
...
2.2.7 Không thực hiện hủy nổ đầu đạn trong các trường hợp sau:
- Vào ban đêm, khi trời tối, mưa, lũ, lụt hoặc sương mù;
- Khi có động đất hoặc dự báo có động đất;
- Cấp gió lớn hơn hoặc bằng cấp 5 (lớn hơn 7,9 m/s);
- Khi nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 35 °C hoặc nhỏ hơn 10 °C;
- Khu vực hủy có thông báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp IV trở lên;
- Chưa có quyết định, kế hoạch, phương án và quy trình do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đầu đạn chưa được phân loại theo từng nhóm, loại riêng biệt.
..."

Như vậy, khi thực hiện nhiệm vụ hủy nổ đầu đạn gặp phải những trường hợp theo quy định như trên thì không được phép thực hiện hủy nổ đầu đạn.

Dây dẫn điện trong thiết bị hủy nổ đầu đạn có cấu tạo ra như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn?

Theo tiết 2.2.4.4.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2019/BQP về hủy nổ lưu đạn sát thương và đầu đạn nổ phá, nổ sát thương, nổ phá sát thương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định về dây dẫn điện như sau:

"2.2.4.4.2 Dây dẫn điện:
- Dây dẫn điện: Bao gồm dây dẫn chính và dây dẫn phụ. Dây dẫn chính dùng để nối từ máy điểm hỏa tới dây dẫn phụ. Dây dẫn phụ dùng để liên kết các dây dẫn điện của ống nổ điện ở các hố hủy. Chiều dài dây dẫn chính: Từ 200 m đến 250 m; chiều dài dây dẫn phụ: Đảm bảo đủ chiều dài để nối (liên kết) với dây dẫn chính và các dây điện của các ống nổ điện với nhau;
- Dây dẫn điện phải đảm bảo: Có vỏ bọc cách điện nguyên vẹn trên toàn bộ chiều dài dây (trừ vị trí nằm trong khoảng để liên kết vào thiết bị điểm hỏa và liên kết ống nổ điện); điện trở cách điện giữa dây và vỏ lớn hơn 20 MΩ với xung điện áp 250 V; mỗi loại dây có giá trị điện trở trên chiều dài 100 m đạt từ 8 Ω đến 10 Ω; từng dây được tạo thành từ nhiều sợi bằng hợp kim đồng quấn (liên kết) với nhau tạo thành một dây kim loại có đường kính từ 0,6 mm đến 1,5 mm; phải bảo đảm thông mạch trên toàn bộ chiều dài sử dụng."

Theo đó, dây dẫn điện phải có vỏ bọc cách điện nguyên vẹn trên toàn bộ chiều dài dây (trừ vị trí nằm trong khoảng để liên kết vào thiết bị điểm hỏa và liên kết ống nổ điện).

Điện trở cách điện giữa dây và vỏ lớn hơn 20 MΩ với xung điện áp 250 V; mỗi loại dây có giá trị điện trở trên chiều dài 100 m đạt từ 8 Ω đến 10 Ω.

Từng dây được tạo thành từ nhiều sợi bằng hợp kim đồng quấn (liên kết) với nhau tạo thành một dây kim loại có đường kính từ 0,6 mm đến 1,5 mm; phải bảo đảm thông mạch trên toàn bộ chiều dài sử dụng.

Hủy nổ đầu đạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đơn vị trước khi tổ chức hủy nổ đầu đạn cần phải làm gì để ứng phó tai nạn tại khu vực hủy?
Pháp luật
Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn có bắt buộc phải có nhân viên y tế hay tại khu vực hủy nổ đã có trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Dây dẫn điện trong thiết bị hủy nổ đầu đạn có cấu tạo ra như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn? Lực lượng nào được phép tham gia hủy nổ đầu đạn?
Pháp luật
Cần sử dụng những thiết bị điện nào để hỗ trợ việc hủy nổ đầu đạn? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện khi đang chuẩn bị hủy nổ đầu đạn?
Pháp luật
Vận chuyển đầu đạn từ hầm để đạn dược chờ hủy đến bãi hủy nổ theo quy định thế nào? Khi đang thực hiện hủy nổ đầu đạn mà trời mưa thì sẽ dừng hay tiếp tục việc hủy nổ?
Pháp luật
Quá trình thực hiện hủy nổ đầu đạn phải tuân thủ các tín hiệu, ký hiệu nào? Những việc nào không được thực hiện trong công tác thực hiện hủy nổ đầu đạn?
Pháp luật
Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn gồm những ai? Khi nào người chỉ huy được phép ra khỏi hầm trú ẩn để kiểm tra bãi hủy nổ đầu đạn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hủy nổ đầu đạn
663 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hủy nổ đầu đạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hủy nổ đầu đạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào