Đấu nối vào hệ thống thoát nước trong khu dân cư được thực hiện như thế nào? Trách nhiệm đấu nối hệ thống thoát nước thuộc về ai?
Đấu nối hệ thống thoát nước là gì? Cơ quan nào có chuyên môn về thoát nước?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 15/2021/TT-BXD quy định về đấu nối hệ thống thoát nước như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Đấu nối hệ thống thoát nước là kết nối cống thoát nước từ hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước."
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Thông tư 15/2021/TT-BXD quy định về cơ quan chuyên môn về thoát nước như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Cơ quan chuyên môn về thoát nước là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên."
Đấu nối hệ thống thoát nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 15/2021/TT-BXD quy định về đấu nối hệ thống thoát nước như sau:
- Thực hiện đấu nối hệ thống thoát nước:
+ Trước khi thực hiện thỏa thuận đấu nối, đơn vị thoát nước có trách nhiệm kiểm tra khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước hiện hữu, việc xây dựng công trình thu gom, thoát nước thải không được làm ảnh hưởng tới khả năng thoát nước của khu vực hiện hữu;
+ Đối với các hộ thoát nước thuộc lưu vực của hệ thống thoát nước chung, đơn vị thoát nước phải cung cấp ít nhất một điểm đấu nối chung cho cả nước thải và nước mưa. Đối với các hộ thoát nước thuộc lưu vực của hệ thống thoát nước riêng, đơn vị thoát nước phải cung cấp ít nhất một điểm đấu nối vào cảng thoát nước thải và ít nhất một điểm đấu nối vào cống thoát nước mưa;
+ Cao độ của điểm đấu nối tại hộp đấu nối phải thấp hơn cao độ các công trình của hộ thoát nước. Trường hợp thời điểm xây dựng công trình đã có điểm đấu nối lắp đặt cố định, chủ đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ cao độ nền của hộp đấu nối đã được cung cấp, bảo đảm độ dốc, bảo đảm nước thải từ cống thu gom không chảy ngược vào công trình của hộ thoát nước;
+ Trường hợp do hiện trạng công trình hoặc địa hình có cao độ điểm xả nước thải bên trong công trình của hộ thoát nước thấp hơn hộp đấu nối thì đơn vị thoát nước hướng dẫn hộ thoát nước thực hiện các giải pháp khắc phục để nước thải của hộ thoát nước được đấu nối vào hệ thống thoát nước bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật đấu nối;
+ Hộp đấu nối phải được xây dựng cố định tại điểm đấu nối, bảo đảm ổn định, an toàn, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng, tránh bị rò rỉ nước thải.
- Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước:
+ Đô thị, khu dân cư tập trung có hệ thống thoát nước riêng và nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung, nước thải sinh hoạt của các hộ thoát nước được nối trực tiếp vào hộp đấu nối. Trường hợp nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước chung thành hệ thống thoát nước riêng, chủ sở hữu công trình thoát nước căn cứ vào hiện trạng và điều kiện thoát nước tại khu vực nâng cấp, cải tạo để quyết định việc duy trì bể tự hoại;
+ Cống thoát nước thải của hộ thoát nước phải nối với hộp đấu nối hoặc công trình thoát nước thải khác tại khu vực chưa có hộp đấu nối. Cống thoát nước mưa của hộ thoát nước phải nối cố định vào hộp đấu nối thoát nước mưa, kênh, mương hoặc cống thoát nước mưa khu vực;
+ Nước thải chưa được xử lý phải đấu nối vào cống thu gom của hệ thống thoát nước, không được để thấm xuống dưới lòng đất hoặc chảy vào các nguồn nước khác;
+ Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị, khu dân cư tập trung phải được thu gom, xử lý sơ bộ đáp ứng quy định của đô thị hoặc quy định của chính quyền địa phương trước khi đấu nối vào công trình thu gom, thoát nước thải;
+ Nước thải sau xử lý tại chỗ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị, khu dân cư tập trung phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc yêu cầu về bảo vệ môi trường theo từng loại nước thải trước khi đấu nối vào công trình thu gom, thoát nước thải.
Đấu nối vào hệ thống thoát nước trong khu dân cư thực hiện như thế nào?
Trách nhiệm đấu nối hệ thống thoát nước thuộc về ai?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 15/2021/TT-BXD thì trách nhiệm đấu nối hệ thống thoát nước bao gồm:
- Trách nhiệm của đơn vị thoát nước:
+ Xây dựng quy trình quản lý kỹ thuật, vận hành, kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành của hệ thống thoát nước và đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới theo lưu vực quản lý với cơ quan chuyên môn về thoát nước;
+ Định kỳ bảo trì công trình thu gom, thoát nước thải, nước mưa và các công trình khác của hệ thống thoát nước, bảo đảm công trình luôn được duy trì hoạt động bình thường;
+ Theo dõi, giám sát và điều tiết cao độ mực nước các hồ điều hòa, kênh, mương, cống thoát nước, bảo đảm tối đa khả năng tiêu thoát, điều hòa thoát nước mưa, chống ngập úng;
+ Quản lý cao độ các tuyến cống chính và cống thu gom nước thải, nước mưa; cung cấp cao độ của điểm đấu nối hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu thuộc địa bàn quản lý.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
+ Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý có trách nhiệm lập, phê duyệt kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống công trình thu gom riêng nước mưa và công trình thu gom, xử lý nước thải;
+ Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo cơ quan chuyên môn về thoát nước có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?