Dấu nổi là gì? Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký dấu nổi hiện nay được quy định như thế nào?
Dấu nổi là gì? Hồ sơ đăng ký dấu nổi đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước ra sao?
Khái niệm dấu nổi được định nghĩa theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP như sau:
Dấu nổi là con dấu trên bề mặt có nội dung thông tin giống như dấu ướt, khi sử dụng đóng lên văn bản, giấy tờ sẽ in nổi nội dung thông tin trên bề mặt con dấu.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có nhu cầu đăng ký dấu nổi sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, tiểu mục 5 Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.
Cụ thể, bao gồm:
- Hồ sơ đối với người được cử đến nộp hồ sơ:
+ Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền;
+ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
- Hồ sơ đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước: Văn bản quy định cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu của cơ quan có thẩm quyền.
Dấu nổi là gì? Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký dấu nổi hiện nay được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký dấu nổi hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022, việc nộp hồ sơ đăng ký dấu nổi có các cách thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an.
- Nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký dấu nổi hiện nay được thực hiện với các bước sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có nhu cầu đăng ký dấu nổi như con dấu đã cấp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì tiếp nhận hồ sơ giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì không tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
- Nếu hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu thì không tiếp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ và gửi Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả trực tiếp hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính gồm có con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc.
04 nội dung cần lưu ý khi cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký dấu nổi là gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, tiểu mục 5 Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022. Khi cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký dấu nổi cần lưu ý 04 nội dung sau:
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu con dấu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật (văn bản điện tử có định dạng PDF).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?