Đậu mùa khỉ là bệnh gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm khi quan hệ tình dục? Nhận biết bệnh thông qua dấu hiệu nào?
Đậu mùa khỉ là bệnh gì? Có phải là một bệnh mới hay không?
Căn cứ Mục I Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 thì đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Ngoài ra, cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng trường hợp bệnh tại các quốc gia khu vực Tây, Trung Phi.
Đậu mùa khỉ không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khỉ.
Đậu mùa khỉ là bệnh gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm khi quan hệ tình dục? (Hình từ Internet)
Có thể lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ khi quan hệ tình dục đúng không?
Căn cứ Phần II Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 như sau:
NGUỒN LÂY VÀ ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
- Bệnh ĐMK là một bệnh đậu mùa do vi rút (một loại vi rút truyền từ động vật sang người) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa trước đây. Vật chủ động vật bao gồm các loài gặm nhấm và động vật linh trưởng không phải con người.
- Vi rút ĐMK lây truyền từ động vật sang người, qua dịch tiết của động vật nhiễm bệnh, bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của vết thương. Ở châu Phi, bằng chứng về sự lây nhiễm vi rút ĐMK đã được tìm thấy ở nhiều loài động vật ăn thịt không được nấu chín kỹ và sử dụng các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh là một yếu tố nguy cơ có thể xảy ra.
- Vi rút ĐMK lây truyền từ người sang người xảy ra khi tiếp xúc gần và lâu với người nhiễm bệnh. Các con đường lây truyền bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp khi tiếp xúc trực diện hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da của người bị bệnh và đồ vật ô nhiễm. Với các dịch tiết trên da tồn tại trong thời gian cách ly kéo dài cho đến khi các tổn thương đóng vảy, bong vảy và hình thành một lớp da non bên dưới. Điều này khiến các nhân viên y tế (NVYT), thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc gần khác của các ca bệnh đang hoạt động có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Chuỗi lây truyền dài nhất được ghi nhận trong một cộng đồng đã tăng trong những năm gần đây từ 6 lên 9 trường hợp lây nhiễm từ người sang người liên tiếp.
- Sự lây truyền cũng có thể xảy ra từ môi trường ô nhiễm sang người như lây nhiễm từ quần áo, ga trải giường có các hạt tiểu phần da ô nhiễm. Khi giặt, giũ đồ vải, trải ga giường hoặc các hoạt động gây xáo trộn đồ vải khác có thể làm phát những hạt tiểu phần da này vào không khí. Ngoài dữ liệu lây truyền ĐMK qua đồ vải ô nhiễm, hiện có rất ít dữ liệu về lây truyền ĐMK qua các loại môi trường bề mặt ô nhiễm khác.
- Lây truyền có thể xảy ra khi hít phải các hạt tiểu phần da ô nhiễm trong không khí hoặc các hạt phát tán ra tiếp xúc với các vị trí nhạy cảm như vùng da không nguyên vẹn, màng niêm mạc trên cơ thể. Vi rút ĐMK có thể tồn tại trên nhiều loại bề mặt môi trường khác nhau trong khoảng 1 ngày - 56 ngày tùy thuộc nhiệt độ, độ ẩm phòng. Các quy trình khử khuẩn thông thường: nhiệt độ, hóa chất, chiếu đèn cực tím... có hiệu quả diệt vi rút. Do đó, việc tăng cường khử khuẩn môi trường, vật dụng xung quanh người bệnh thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa tác nhân gây bệnh.
- Quá trình lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể xảy ra qua nhau thai.
- Trong đợt bùng phát năm 2022, nhiều ca bệnh xảy ra do lây truyền khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ thân mật, có thể do tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ĐMK hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở đường hô hấp của người nhiễm bệnh ĐMK. Nhiều ca mắc bệnh ĐMK hiện nay là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và người song tính.
- Lây nhiễm bệnh ĐMK tại cơ sở y tế đã được ghi nhận trên thế giới5.
Như vậy, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ thân mật
Nguyên nhân lây nhiễm được cho là do tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương đậu mùa khỉ hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở đường hô hấp của người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ hiện nay là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và người song tính.
Nhận biết bệnh đậu mủa khỉ thông qua những dấu hiệu nào?
Căn cứ Mục III Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 thì có thể nhận biết bệnh đậu mủa khỉ thông qua những dấu hiệu sau:
- Có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai...),
VÀ:
- Có một hoặc nhiều triệu chứng sau:
+ Đau đầu,
+ Sốt (>38,5°C),
+ Nổi hạch (sưng hạch bạch huyết),
+ Đau cơ, đau lưng, đau nhức cơ thể,
+ Đau lưng,
+ Mệt mỏi.
VÀ
- Có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:
+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh.
+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có quan hệ với nhiều bạn tình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Tải về mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức khảo sát địa chất hạng 2 phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức này có hiệu lực bao lâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội? Chi tiết các điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tại Hà Nội?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 là gì? Danh mục sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2?
- Nợ nhóm 3 của Quỹ hỗ trợ nông dân bao gồm những khoản nợ nào? Chi hoạt động bộ máy của Quỹ hỗ trợ nông dân gồm những khoản nào?