Đấu giá viên cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Đấu giá viên có được cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình không?
- Đấu giá viên cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Đấu giá viên có trách nhiệm nghề nghiệp như thế nào?
- Chứng chỉ hành nghề đấu giá sẽ bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Đấu giá viên có được cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016, nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
c) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
d) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Theo đó, pháp luật đã nghiêm cấm đấu giá viên không được phép cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình cho dù người đó sử dụng với mục đích gì, có phải sử dụng để hành nghề đấu giá tài sản hay không thì cũng không được phép.
Cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình (Hình từ Internet)
Đấu giá viên cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì nếu như đấu giá viên cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình để họ hành nghề đấu giá thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài ra, đấu giá viên khi thực hiện hành vi vi phạm này thì còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo quy định tại điểm d khoản 9 Điều 22 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Đấu giá viên có trách nhiệm nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BTP, đấu giá viên có những trách nhiệm nghề nghiệp như sau:
- Đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
- Đấu giá viên phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện đấu giá tài sản hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
- Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá có nghĩa vụ nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, lập và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành cuộc đấu giá theo đúng quy định pháp luật. Sau khi cuộc đấu giá kết thúc, đấu giá viên bàn giao đầy đủ hồ sơ đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được sử dụng thông tin biết được từ việc thực hiện đấu giá tài sản để phục vụ lợi ích cá nhân.
Chứng chỉ hành nghề đấu giá sẽ bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì đấu giá viên sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá trong những trường hợp sau:
(1) Không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này.
(2) Đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
(3) Đang là cán bộ, công chức, viên chức, trừ trường hợp là công chức, viên chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
(4) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
(5) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
(6) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(7) Không hành nghề đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng;
(8) Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do vi phạm quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này;
(9) Thôi hành nghề theo nguyện vọng;
(10) Bị tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới nhất 2024?
- Mẫu Văn bản đề nghị cấp chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm từ ngày 15/8/2024 như thế nào?
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có bao gồm hàng hóa kho bảo thuế không?
- Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Huấn luyện viên cao cấp hạng 1 mới nhất 2024 ra sao?
- Cách quy đổi thời gian công tác để xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền từ 14 12?