Đất quy hoạch là đất gì? Có những cách nào để kiểm tra một mảnh đất có dính quy hoạch hay không?
Đất quy hoạch là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Theo đó, có thể hiểu đất quy hoạch là đất được phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu như quy định trên.
Theo cách hiểu thông thường thì đất quy hoạch là đất thuộc quy hoạch thực hiện dự án, đường giao thông, công trình công cộng khác hoặc thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh.
Ví dụ một số quy hoạch đất đai phổ biến như là quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông.
Đất nằm trong quy hoạch sẽ bị hạn chế một số quyền lợi nhất định của người sử dụng đất.
Đất quy hoạch là đất gì? Có những cách nào để kiểm tra một mảnh đất có dính quy hoạch hay không? (Hình từ Internet)
Có những cách nào để kiểm tra một mảnh đất có thuộc quy hoạch hay không?
Có các cách để kiểm tra một mảnh đất có thuộc quy hoạch hay không như sau:
Cách 1: Xem quy hoạch sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất liên quan đến quy hoạch sử dụng đất đó.
Cách 2: Xem quy hoạch sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp huyện nơi có đất.
Cách 3: Xem quy hoạch sử dụng đất tại cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện nơi có đất.
Cách 4: Nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai đến Trung tâm dữ liệu và thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai hoặc văn phòng đăng ký đất đai.
Cách 5: Kiểm tra thông tin quy hoạch trên sổ đỏ.
Thông tin quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú trong sổ đỏ
Cách 6: Liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Người dân có thể đến trực tiếp Phòng tài nguyên và môi trường quận/huyện nơi có đất để hỏi cụ thể về thông tin quy hoạch.
Đây là cơ quan nhà nước quản lý đất đai ở địa phương cho nên họ là bên nắm rõ nhất việc đất đai đang nằm trong quy hoạch như thế nào,
Dựa trên thông tin nhà đất mà người dân cung cấp, cán bộ chức năng sẽ tra cứu bản đồ quy hoạch và giải đáp cho họ biết mảnh đất đó có nằm trong khu quy hoạch nào hay không.
Cách 7: Kiểm tra trên ứng dụng trực tuyến: Có một số ứng dụng tra cứu quy hoạch đất như sau:
- Thông tin Quy hoạch TPHCM - App kiểm tra quy hoạch tại TPHCM
- Quy hoạch Hà Nội - App check quy hoạch đất đai Hà Nội
- Meey Map - App check quy hoạch đất đai Khánh Hòa
- Phần mềm check quy hoạch tỉnh Bình Dương online
- Dnailis - Ứng dụng tra cứu đất đai tỉnh Đồng Nai
Cách 8: Có thể nhờ công ty nhà đất, dịch vụ ở địa phương kiểm tra quy hoạch.
Các thông tin nào về đất đai được công bố công khai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BTNMT, khoản 4, 5 bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BTNMT) quy định như sau:
Các hình thức khai thác thông tin đất đai
1. Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
2. Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai.
3. Các thông tin đất đai được công bố công khai như sau:
a) Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
b) Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
c) Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
d) Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
Theo như quy định trên, các thông tin đất đai được công bố công khai bao gồm:
- Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
- Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
- Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
- Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
Đồng thời căn cứ theo Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai
1. Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
b) Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
c) Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.
3. Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
4. Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:
a) Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
b) Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
Theo đó, việc cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo thủ tục trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?