Đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp có phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp có phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Theo Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Bên cạnh đó, theo Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định như sau:
Đối tượng không chịu thuế
Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
5. Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
6. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
7. Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối tượng chịu thuế ở đây là các trường hợp thuộc đất có mục đích phi nông nghiệp. Việc xác định đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ căn cứ mục đích sử dụng đất theo giấy tờ, không áp dụng theo hiện trạng sử dụng. Nếu trên Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, thì sẽ không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp có phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp? (hình từ internet)
Giá tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được xác định như thế nào?
Theo Điều 6 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định như sau:
Giá tính thuế
1. Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất.
2. Diện tích đất tính thuế được quy định như sau:
a) Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.
Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;
b) Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;
c) Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
...
Như vậy, giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất.
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm loại đất nào?
Theo Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Phân loại đất
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
...
Như vậy, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất chăn nuôi tập trung;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý, sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động theo Nghị định 163 như thế nào?
- Lỗi vượt đèn đỏ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ 2025 đối với xe ô tô và xe máy là bao nhiêu?
- Tội nhận hối lộ có thể phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu gây thiệt hại từ bao nhiêu?
- Mức phạt cao nhất khi điều khiển ô tô, xe máy có chứa nồng độ cồn mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Kết quả chấm phúc tra Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 thế nào?