Đạt huy chương đồng cử tạ tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật được thưởng bao nhiêu tiền?

VĐV đạt huy chương đồng cử tạ Paralympics tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật được thưởng bao nhiêu tiền? Vận động viên cử tạ tham gia thế vận hội dành cho người khuyết tật được hưởng chế độ dinh dưỡng ra sao?

VĐV đạt huy chương đồng cử tạ Paralympics tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật được thưởng bao nhiêu tiền?

Căn cứ Phụ lục II Mức thưởng đối với vận động viên đạt thành tích các đại hội, giải thể thao quốc tế dành cho người khuyết tật ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên cuộc thi

HCV

HCB

HCĐ

Phá kỷ lục

I

Đại hội thể thao





1

Paralympic

220

140

85

+ 85

2

Paralympic trẻ

45

30

20

+ 20

3

Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (ASIAN PARA Games)

80

50

30

+30

Theo đó, vận động viên đạt huy chương đồng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympics sẽ được thưởng 85 triệu đồng.

Trường hợp đạt huy chương đồng tại cuộc thi Paralympic trẻ thì được thưởng 20 triệu đồng.

VĐV đạt huy chương đồng cử tạ paralympics tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật được thưởng bao nhiêu tiền?

VĐV đạt huy chương đồng cử tạ Paralympics tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật được thưởng bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Vận động viên cử tạ tham gia thế vận hội dành cho người khuyết tật được hưởng chế độ dinh dưỡng ra sao?

Theo điểm e khoản 2 Điều 1 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là huấn luyện viên), vận động viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là vận động viên).
2. Đối tượng áp dụng: Huấn luyện viên, vận động viên tập trung tập huấn và thi đấu tại:
a) Đội tuyển quốc gia;
b) Đội tuyển trẻ quốc gia;
c) Đội tuyển cấp ngành; đội tuyển trẻ cấp ngành;
d) Đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển cấp tỉnh); Đội tuyển trẻ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển trẻ cấp tỉnh);
đ) Các giải thể thao thành tích cao quy định tại Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018;
e) Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games).

Đồng thời, theo điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 86/2020/TT-BTC có quy định:

Nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng
...
3. Mức chi đặc thù khác đối với huấn luyện viên, vận động viên:
a) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 90 ngày;
b) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ, có khả năng đạt chuẩn tham dự Đại hội thể thao Olympic và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày;
c) Danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch;
d) Trong thời gian hưởng mức chi đặc thù khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, huấn luyện viên, vận động viên không được hưởng mức chi chế độ dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Như vậy, các vận động viên cử tạ khi tham gia Paralympic Games sẽ được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày.

Vận động viên thể thao có thành tích cao tại thế vận hội dành cho người khuyết tật có được chữa trị chấn thương ở nước ngoài?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định về việc chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương như sau:

Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương
1. Đơn vị sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao có trách nhiệm:
a) Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho vận động viên ngay khi được tuyển chọn vào các cơ sở đào tạo và các đội tuyển thể thao;
b) Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vận động viên ít nhất 2 lần/năm;
c) Kiểm tra sức khỏe cho vận động viên trước khi tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe của vận động viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá về trình độ thể lực;
b) Kiểm tra, đánh giá về hình thái;
c) Kiểm tra, đánh giá về tâm lý;
d) Kiểm tra, đánh giá về y sinh học.
3. Nội dung kiểm tra sức khỏe cho vận động viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Vận động viên thể thao thành tích cao được chăm sóc sức khỏe, hồi phục chức năng và chữa trị chấn thương tại các cơ sở y tế trong nước.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển thể thao quốc gia chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao châu Á (sau đây gọi là ASIAD), tham dự Đại hội thể thao Olympic (sau đây gọi là Olympic Games) và vận động viên tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games) được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.

Như vậy, trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho vận động viên có thành tích cao bị chấn thương khi tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.

Thế vận hội Paralympic
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu như thế nào? Việt Nam có thi đấu môn cưỡi ngựa Paralympics 2024 không?
Pháp luật
Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 kết thúc vào ngày nào? Paralympic 2024 diễn ra trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Cưỡi ngựa Paralympics 2024 kết thúc chưa? Khi nào Việt Nam thi đấu cưỡi ngựa Paralympics 2024?
Pháp luật
Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu vào thời gian nào? Việt Nam có tham gia cưỡi ngựa Paralympics 2024 không?
Pháp luật
Cử tạ Paralympic có gì khác so với cử tạ Olympic? Việt Nam có thi đấu môn cử tạ Paralympic không?
Pháp luật
Chung kết tranh huy chương Môn cử tạ Paralympics hạng cân nữ tại thế vận hội dành cho người khuyết tật?
Pháp luật
Cử tạ paralympic 2024 thi đấu thế nào? VĐV đạt huy chương môn cử tạ paralympic 2024 được thưởng bao nhiêu?
Pháp luật
Môn cử tạ tại Thế vận hội paralympic 17 có phải môn thi cuối cùng của đoàn Thể thao Việt Nam tham gia? Giành Huy chương được thưởng bao nhiêu?
Pháp luật
Môn cử tạ tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 thi đấu khi nào? Mấy giờ thi đấu môn cử tạ Paralympic 2024?
Pháp luật
Môn quần vợt xe lăn tại thế vận hội dành cho người khuyết tật năm nay thi đấu trong mấy ngày? Kết thúc thi đấu vào ngày nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thế vận hội Paralympic
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
353 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thế vận hội Paralympic

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thế vận hội Paralympic

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào