Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu quy định của Đảng Pháp luật về phòng chống tham nhũng tiêu cực tỉnh Ninh Thuận 2024?
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu quy định của Đảng Pháp luật về phòng chống tham nhũng tiêu cực tỉnh Ninh Thuận 2024?
Thực hiện Kế hoạch số 2676/KH-UBND ngày 18/6/2024 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc tổ chức Hội thi tìm hiểu Quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Quyết định số 805/QĐ-UBND ngày 07/7/2024 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Ban Tổ chức Hội thi tìm hiểu Quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Công văn số 3951/UBND-TCD ngày 28/8/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Kế hoạch số 2676/KH-UBND ngày 18/6/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đối tượng tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu quy định của Đảng, Pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2024 là cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên và người dân cư trú trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được các địa phương lựa chọn đại diện cho đơn vị mình tham dự Hội thi.
>> Link cuộc thi trực tuyến tìm hiểu quy định của Đảng, Pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2024: https://khaothi.ninhthuan.gov.vn/ |
Dưới đây là Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu quy định của Đảng Pháp luật về phòng chống tham nhũng tiêu cực tỉnh Ninh Thuận 2024:
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu quy định của Đảng Pháp luật về phòng chống tham nhũng tiêu cực tỉnh Ninh Thuận 2024: Câu 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong cơ quan hành chính nhà nước trong trường hợp nào? A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và người có chức vụ quyền hạn do minh bố nhiệm, quản lý trực tiếp C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu cấp phổ của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp. D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Câu 2: Trách nhiệm của cơ quan được đề nghị hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo như thế nào? A. Khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của người giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định. B. Khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của người giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo C. Khi nhận được đề nghị giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của minh xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo, người được bảo vệ. D. Khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của người giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo, người được bảo vệ. Câu 3: Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định việc xử lý tài sản tham nhũng như thế nào? A. Tài sản tham nhũng phải được thu hồ theo quy định của pháp luật. B. Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo quy định của pháp luật. C. Tài sản tham nhũng phải được tịch thu theo quy định của pháp luật. D. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Câu 4: Các ý kiến, đánh giá của nhân dân, đại biểu quốc hội và bạn bè quốc tế được tập hợp trong phần thứ ba của tác phẩm đều thể hiện? A. Niềm tin vào sự chuyển biến mà công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mang lại. B. Tình cảm yêu quý dành cho Tổng Bí thư. C. Sự kính trọng dành cho đồng chí Tổng Bí Thư. D. Tình cảm yêu quý, sự kính trọng và niềm tin dành cho Tổng Bí thư vào sự chuyển biến tích cực mà công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mang lại. Câu 5: Người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ kê khai như thế nào? A. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. B. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên; Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo quy định. C. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng; Người có nghĩa vụ kê khai phải kẻ khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập. D. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng: Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập. Câu 6: Có bao nhiêu nhóm hành vi tiêu cực chỉ đạo phòng chống ? A. 16 nhóm hành vi. B. 17 nhóm hành vi. C. 19 nhóm hành vi D. 18 nhóm hành vi. Câu 7: Cán bộ phạm tội sẽ bị thôi giữ chức vụ được tính từ thời điểm nào? A. Quy định cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. B. Quy định cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. C. Quy định cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. D. Quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Câu 8: Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW về một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ban hành vào năm nào? A. Năm 2022 B. Năm 2021 C. Năm 2020 D. Năm 2023. Câu 9: Biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là ... A. Hành vi trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng. B. Suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. C. Suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. D. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị Câu 10: Phát biểu kết luận tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 18/11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: Chỉ đạo xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo; kiên quyết khác phục nội dung nào sau đây? A. Gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc. B. Nhũng nhiều khi giải quyết công việc. C. Tệ “tham nhũng vặt". D. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh". Xem tiếp... |
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu quy định của Đảng Pháp luật về phòng chống tham nhũng tiêu cực tỉnh Ninh Thuận 2024? (Hình từ Internet)
Hành vi tham nhũng là những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về các hành vi tham nhũng như sau:
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng như sau:
- Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?