Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh?
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh?
Theo Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024 quy định như sau: TẢI VỀ
Đối tượng tham gia Cuộc thi Đối tượng tham gia Cuộc thi là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Lưu ý: Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký và Tổ biên soạn Bộ câu hỏi và đáp án không được dự thi.
Thời gian tổ chức Cuộc thi Cuộc thi sẽ diễn ra trong thời gian: Bắt đầu từ 07 giờ ngày 22 tháng 10 năm 2024 đến 15 giờ ngày 05 tháng 11 năm 2024
Link tham gia cuộc thi: https://thitimhieuphapluat.travinh.gov.vn
Dưới đây là đáp án tham khảo Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024:
Câu hỏi 1: Theo Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của thành viên không góp phần hụi như thế nào sau đây?
Hoàn trả số tiền mà chủ hụi đã góp thay cho thành viên.
Câu hỏi 2: Trách nhiệm tiếp nhận, thống kê thông tin về hụi theo quy định của pháp luật thuộc về cơ quan, đơn vị nào?
Ủy ban nhân dân cấp xã.
Câu hỏi 3: Theo quy định của pháp luật, thành viên trong hụi không có lãi có nghĩa vụ như thế nào?
- Góp phần hụi theo thoả thuận; thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây hụi;
- Tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi trong trường hợp đã lĩnh hụi trước thành viên khác.
Cả 02 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 4: Theo Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, nghĩa vụ của thành viên tham gia dây hụi được quy định thế nào sau đây?
Tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên khác được lĩnh hụi cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi trong trường hợp đã lĩnh hụi trước thành viên khác.
Câu hỏi 5: Theo quy định của pháp luật, phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Câu hỏi 6: Hành vi không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây họ trở lên; dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100.000.000 đồng trở lên thì bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Câu hỏi 7: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm?
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
Câu hỏi 8: Theo quy định của pháp luật, hành vi không cho các thành viên xem, sao chụp sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu bị xử phạt như thế nào?
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Câu hỏi 9: Văn bản thỏa thuận dây hụi có những nội dung chủ yếu nào sau đây?
- Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ hụi (nơi chủ hụi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
- Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;
- Phần hụi; Thời gian diễn ra dây hụi, kỳ mở hụi; Thể thức góp hụi, lĩnh hụi.
Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 10: Theo quy định của pháp luật, hình thức thỏa thuận về dây hụi được quy định như thế nào?
Thỏa thuận về dây hụi được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận về dây hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây hụi yêu cầu.
Câu hỏi 11: Phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nào sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm?
- Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm.
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
Cả 02 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 12: Theo quy định của pháp luật, điều kiện làm thành viên tham gia góp hụi thế nào?
- Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây hụi, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây hụi thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Cả 2 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 13: Theo quy định của pháp luật, khi tổ chức góp hụi phải lập và giữ sổ hụi như thế nào?
Chủ hụi phải lập và giữ sổ hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ hụi. Trường hợp dây hụi không có chủ hụi thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ hụi.
Câu hỏi 14: Chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi khi thuộc một trong các trường hợp nào sau đây?
- Tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên.
- Tổ chức từ hai dây hụi trở lên.
Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 15: Theo quy định của pháp luật, lãi suất trong hụi có lãi được tính như thế nào?
Lãi suất trong hụi có lãi do các thành viên của dây hụi thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh hụi tại mỗi kỳ mở hụi nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần hụi phải góp trừ đi giá trị các phần hụi đã góp trên thời gian còn lại của dây hụi.
Câu hỏi 16: Bà B tổ chức dây hụi với 20 hụi viên, khi các thành viên yêu cầu bà cung cấp sổ hụi thì bà trả lời là “Tôi không lập sổ hụi”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi “không lập sổ hụi” của bà B có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có vi phạm thì bị xử lý như thế nào?
Hành vi “không lập sổ hụi” của bà B vi phạm pháp luật và mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu hỏi 17: Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nào sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm?
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Câu hỏi 18: Trường hợp đến kỳ mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi hoặc góp phần hụi không đầy đủ thì thành viên đó có trách nhiệm gì đối với chủ hụi?
Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây hụi có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định của Bộ luật dân sự.
Câu hỏi 19: Dây hụi chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
- Theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi.
- Mục đích tham gia dây hụi của các thành viên đã đạt được.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cả 03 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 20: Theo Nghị định số 19/2019/NĐ-CP có những loại hụi nào sau đây?
- Hụi có lãi; Hụi hưởng hoa hồng.
- Hụi không có lãi.
Cả 02 đáp án trên đều đúng.
Lưu ý: Đáp án Cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh? (Hình từ Internet)
Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh?
Theo Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024 quy định như sau: TẢI VỀ
Người đạt giải là người có số điểm thi theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi chọn đủ số lượng giải theo quy định của thể lệ. Cụ thể như sau:
- 01 giải Nhất: Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp kèm theo tiền thưởng 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng).
- 01 giải Nhì: Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp kèm theo tiền thưởng 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm nghìn đồng).
- 01 giải Ba: Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp kèm theo tiền thưởng 1.000.000 đồng (Một triệu đồng).
- 05 giải Khuyến khích: Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp kèm theo tiền thưởng 700.000 đồng (Bảy trăm nghìn đồng)/01 giải.
Nguyên tắc tổ chức hụi là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức họ như sau:
- Việc tổ chức hụi phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015.
- Việc tổ chức hụi chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.
- Không được tổ chức hụi để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tứ sắc là gì? Đánh bài tứ sắc có bị phạt không? Đánh bài tứ sắc có bị đi tù không theo quy định?
- Kiểm định thuốc thú y là gì? Kiểm định thuốc thú y nhằm mục đích gì? Thuốc thú y phải bảo đảm chất lượng thế nào?
- Sau bao lâu sẽ xóa nợ tiền chậm nộp thuế? Hồ sơ xóa nợ tiền chậm nộp thuế bao gồm những tài liệu giấy tờ gì?
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?