Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường Thành phố Đà Nẵng? Thời gian cuộc thi diễn ra?
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường Thành phố Đà Nẵng năm 2024?
- Thời gian chính thức diễn tra Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường TP Đà Nẵng năm 2024? Mục tiêu Chương trình sức khỏe học đường đến năm 2026 là gì?
- Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức thế nào?
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường Thành phố Đà Nẵng năm 2024?
Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố Đà Nẵng phối hợp với Quỹ Fred Hollows tại Việt Nam, phát động.
Có thể tham khảo Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường Thành phố Đà Nẵng năm 2024 dưới đây:
Câu 1. Mắt được gọi là: (1 Điểm)
Cơ quan vị giác
Cơ quan thính giác
Cơ quan thị giác
Cơ quan khứu giác
Câu 2. Dây thần kinh thị giác và hoàng điểm thuộc bộ phận nào của mắt: (1 Điểm)
Cấu tạo bên ngoài và bên trong của mắt
Không thuộc cấu tạo nào của mắt
Cấu tạo bên ngoài của mắt
Cấu tạo bên trong của mắt
Câu 3: Khi em thấy nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mờ, đau đầu, nheo mắt... em nên làm gì:(1 Điểm)
Giảm thời gian đọc sách
Rửa mắt thường xuyên
Thông báo ngay với bố mẹ, người thân hoặc thầy cô để được khám mắt kịp thời
Dùng tay xoa bóp, dụi mắt
Câu 4. Thị lực là:(1 Điểm)
Sức nhìn của mắt
Tất cả đều đúng
Khả năng hội tụ của mắt
Sức đọc của mắt
Câu 5. Thời gian tối thiểu cần khám mắt định kỳ đối với học sinh bị tật khúc xạ:
(1 Điểm)
1 năm/ lần
1 tháng/ lần
6 tháng/ lần
3 tháng/lần
Câu 6. Cấu tạo bên ngoài của mắt bao gồm:
(1 Điểm)
Đồng tử, giác mạc, củng mạc, mi mắt
Kết mạc, giác mạc, võng mạc, thủy tinh thể
Kết mạc, giác mạc, lông mi, thủy tinh thể
Mi mắt, đồng tử, lông mi, dịch kính
Câu 7. Vitamin nào quan trọng nhất đối với mắt:
(1 Điểm)
Vitamin C
Vitamin B
Vitamin A
Tất cả đều sai
Câu 8. Mắt chính thị là:
(1 Điểm)
Ảnh của vật rơi đúng trên võng mạc cho thấy hình ảnh rõ ràng, sắc nét
Ảnh của vật rơi phía sau võng mạc cho thấy hình ảnh rõ ràng, sắc nét
Ảnh của vật rơi trên thủy tinh thể cho thấy hình ảnh rõ ràng, sắc nét
Ảnh của vật rơi phía trước võng mạc cho thấy hình ảnh rõ ràng, sắc nét
Câu 9: Hình ảnh sau đây gợi ý bệnh lý:
(1 Điểm)
Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ)
Chắp/ lẹo
Sụp mi
Quặm mi
Câu 10. Tật khúc xạ học đường bao gồm:(1 Điểm)
Cận thị, viễn thị, lão thị
Cận thị, viễn thị, chính thị
Cận thị, viễn thị, loạn thị
Không có đáp án đúng
Câu 11. Nếu đã có kính mắt theo đơn bác sĩ, em cần:
(1 Điểm)
Chỉ đeo khi nào cần nhìn rõ
Không bao giờ đeo
Chỉ đeo kính khi học
Đeo kính thường xuyên
Câu 12. Hình ảnh sau đây gợi ý bệnh lý:
(1 Điểm)
Lác/lé
Quặm mi
Sụp mi
Chắp/ lẹo
Câu 13. Biểu hiện chính của tật Cận thị:
(1 Điểm)
Nhìn xa không rõ
Nhìn xa và nhìn gần đều rõ
Nhìn gần không rõ
Nhìn xa rõ, nhìn gần không rõ
Câu 14. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ:
(1 Điểm)
Chỉ bị ở một mắt
Ngứa nhiều vùng da xung quanh mi mắt
Không có triệu chứng
Mắt đỏ, ngứa, nhiều ghèn, khó mở mắt
Câu 15: Tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay là:
(1 Điểm)
Tất cả đều đúng
Loạn thị
Viễn thị
Cận thị
Câu 16. Nguyên nhân chính gây nên bệnh đau mắt đỏ (bệnh viêm kết mạc):
(1 Điểm)
Vi khuẩn hoặc vi rút.
Dị ứng
Chấn thương mắt
Ký sinh trùng
Câu 17. Để phòng ngừa tật khúc xạ em hãy:
(1 Điểm)
Hạn chế chơi game và xem tivi nhiều giờ liên tiếp
Tất cả đều đúng
Thường xuyên kiểm tra mắt với bảng thị lực tại phòng y tế nhà trường
Ngồi học nơi có đủ ánh sáng
Câu 18. Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ chúng ta cần:
(1 Điểm)
Rửa tay thường xuyên, không được dụi mắt, hạn chế tiếp xúc người đau mắt đỏ
Có thể sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đau mắt đỏ
Dụi mắt khi ngứa, rửa tay khi ăn
Không hạn chế tiếp xúc với người đau mắt đỏ
Câu 19. Trong bệnh lý Loạn thị là ảnh của vật hội tụ:
(1 Điểm)
Có thể ở trước, ở sau, hoặc nửa trước, nửa sau…
Trên võng mạc
Trên thủy tinh thể
Sau võng mạc
Câu 20: Hình ảnh sau đây gợi ý bệnh lý:(1 Điểm)
Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ)
Sụp mi
Chắp/ lẹo
Đục thủy tinh thể
Câu 21. Khi tự kiểm tra thị lực rút gọn (do Cục y tế dự phòng – Bộ Y Tế biên soạn), khoảng cách từ vị trí đứng đến bảng kiểm tra thị lực là bao nhiêu mét:
(1 Điểm)
5m
6m
4m
3m
Câu 22. Trong bệnh lý Cận thị là ảnh của vật hội tụ:
(1 Điểm)
Trên thủy tinh thể
Trước võng mạc
Sau võng mạc
Trên võng mạc
Câu 23. Khi bị chấn thương gây bầm máu mi mắt, sưng phù, tụ máu quanh hốc mắt chúng ta nên làm gì để sơ cứu:(1 Điểm)
Chườm ấm
Chườm lạnh
Chườm thuốc
Không xử trí
Câu 24. Khi mắc phải tật khúc xạ em nên:
(1 Điểm)
Không cần thăm khám với bác sĩ
Đeo kính thường xuyên để tránh tăng độ
Đọc sách với bất kỳ ánh sáng nào
Thường xuyên chơi điện thoại, máy vi tính
Câu 25. Hình thức lây lan của bệnh đau mắt đỏ:
(1 Điểm)
Do chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như nắm cửa, điều khiển, chìa khóa...
Do dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, bàn chải, gối..
Do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh qua đường nước mắt ,dịch mắt...
Tất cả đều đúng
Câu 26. Phương pháp xử trí khi có dị vật trong mắt tại cộng đồng:
(1 Điểm)
Nếu dị vật không ra, băng nhẹ mắt đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt
Chớp mắt vài lần để nước mắt đẩy dị vật ra ngoài
Tất cả đều đúng
Không được dụi mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý
Câu 27. Bệnh lý đục thủy tinh thể:
(1 Điểm)
Không cần điều trị
Màu sắc thủy tinh thể không thay đổi
Gây giảm thị lực
Chỉ xảy ra trên người lớn tuổi
Câu 28. Khi phát hiện ít nhất một mắt của em đọc không đúng bao nhiêu chữ cái trên bảng thị lực, thì em cần đến phòng y tế để kiểm tra lại hoặc đi khám mắt tại các cơ sở y tế:
(1 Điểm)
6 chữ
7 chữ
3 chữ
5 chữ
Câu 29. Nguyên nhân gây ra các bệnh lý viêm bờ mi, chắp, lẹo:
(1 Điểm)
Thói quen lười vận động
Sử dụng quá nhiều đồ ngọt
Tác nhân vi khuẩn, nấm, khói bụi… xâm nhập vào mắt
Điều tiết mắt quá mức
Câu 30. Nguyên nhân gây lác mắt:
(1 Điểm)
Tất cả đều đúng
Chấn thương tại mắt
Liệt thần kinh, tổn thương ở não
Bệnh lý mạch máu
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Đây không phải là website chính thức của cuộc thi, bạn đọc vui lòng quét mã QR để đăng ký và tham gia cuộc thi. |
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường Thành phố Đà Nẵng? Thời gian cuộc thi diễn ra? (Hình từ Internet)
Thời gian chính thức diễn tra Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt học đường TP Đà Nẵng năm 2024? Mục tiêu Chương trình sức khỏe học đường đến năm 2026 là gì?
Thời gian chính thức diễn tra Cuộc thi và phần mềm sẽ được mở từ 8 giờ ngày 4/11/2024; đóng, kết thúc Cuộc thi lúc 20 giờ ngày 8/11/2024.
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn đến năm 2026 ban hành kèm theo Quyết định 2616/QĐ-BYT năm 2024 quy định mục tiêu Chương trình sức khỏe học đường đến năm 2026 như sau:
- Mục tiêu 1: Gắn kết y tế trường học với y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm tốt các điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe cho trẻ em mầm non, học sinh
- Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.
Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2616/QĐ-BYT năm 2024 nêu rõ nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức như sau:
Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh, kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn, sơ cấp cứu ban đầu, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh, gồm:
- Rà soát, cập nhật, ban hành tài liệu truyền thông phòng, chống bệnh tật học đường, phòng, chống dịch, bệnh trong trường học, sơ cấp cứu ban đầu, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, tài liệu truyền thông trong dinh dưỡng, an toàn thực phẩm;
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức truyền thông phù hợp với từng đối tượng: truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in), mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok Youtube, Viber, Lotus...), tin nhắn điện thoại, các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet, các hình thức truyền tải thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, video clip, audioclip, truyền thông trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có được hỗ trợ trong hoạt động khuyến công?