Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh mới nhất?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh mới nhất? An toàn thông tin mạng là gì? Không gian mạng là gì? 11 nội dung quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng như thế nào?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh mới nhất?

Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 do Sở TT&TT Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức, cuộc thi diễn ra từ 8h ngày 27/9/2024 đến 14h ngày 6/10/2024.

Cuộc thi nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng, biết được cách nhận diện, phòng tránh các hình thức lừa đảo; nâng cao hiểu biết, trang bị các kỹ năng số cơ bản để chủ động phòng chống các thông tin xấu, độc, sai sự thật, các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến; đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trong thời kỳ chuyển đổi số...

Thi tại đây: https://thitracnghiem.hatinh.gov.vn

Dưới đây là đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024:

Câu hỏi 1: Tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ, cá nhân có hành vi giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị xử phạt tối đa bao nhiêu tiền?

15.000.000 (Hai mươi triệu đồng)

25.000.000 (Hai mươi lăm triệu đồng)

10.000.000 (Mười triệu đồng)

20.000.000 (Hai mươi triệu đồng)

Câu hỏi 2: Nghị định 13/2023/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ tập trung vào điều gì?

Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hợp đồng lao động

Giao dịch thương mại điện tử.

An ninh quốc gia.

Câu hỏi 3: Khi sử dụng Wi-Fi công cộng, điều nào sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân?

Đăng nhập vào tất cả các tài khoản cá nhân.

Tải xuống các tệp tin từ nguồn không rõ ràng

Chia sẻ mật khẩu với người xung quanh.

Không thực hiện các giao dịch ngân hàng hoặc nhập thông tin quan trọng.

Câu hỏi 4: Các trang web lừa đảo thường có đặc điểm nào dưới đây?

Địa chỉ URL rõ ràng, có chữ "https"

Giao diện chuyên nghiệp, không có lỗi chính tả.

Địa chỉ URL lạ, có nhiều ký tự bất thường hoặc không có chứng chỉ bảo mật (SSL).

Không yêu cầu thông tin cá nhân.

Câu hỏi 5: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là công an hoặc toà án yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản trực tuyến, bạn nên làm gì để tránh bị lừa đảo?

Các phương án (*), (**), (***) đều đúng.

Giữ bình tĩnh và không bị đánh lừa bởi áp lực tâm lý và đe dọa. (*)

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản trực tuyến cho bất kỳ ai. (**)

Tự xác minh danh tính và thông tin của người gọi bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức của cơ quan đó hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan qua các kênh chính thức. (***)

Câu hỏi 6: Biện pháp nào sau đây là tốt nhất để bảo vệ thông tin cá nhân trực tuyến?

Lưu mật khẩu trên máy tính.

Chỉ sử dụng một mật khẩu duy nhất cho tất cả các tài khoản.

Sử dụng mật khẩu mạnh và khác nhau cho từng tài khoản.

Chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

Câu hỏi 7: Đâu là phương thức tốt nhất để bảo vệ tài khoản trực tuyến của bạn?

Chia sẻ mật khẩu với người thân

Sử dụng mật khẩu mạnh và thiết lập xác thực hai yếu tố (2FA)

Không cần mật khẩu

Sử dụng mật khẩu đơn giản, dễ nhớ

Câu hỏi 8: Với hình thức lừa đảo giả danh Công an gọi điện lừa người dân cập nhật căn cước công dân, các đối tượng sử dụng phương thức thủ đoạn nào?

Thông báo người dân cần cập nhật thông tin CCCD do bị lỗi hoặc chưa đồng bộ,… (*)

Các phương án (*), (**), (***) đều đúng.

Yêu cầu kết bạn Zalo, gửi link và hướng dẫn tải ứng dụng Dịch vụ công giả mạo. (**)

Thông qua mã độc được tải song song về điện thoại, cho phép đối tượng truy cập tất cả các quyền trên điện thoại, từ đó chiếm quyền điều khiển điện thoại và chiếm đoạt tài sản. (***)

Câu hỏi 9: Khi phát hiện bị tấn công bằng mã độc hoặc phần mềm gián điệp, bạn nên làm gì?

Xóa dữ liệu bị tấn công

Tiếp tục sử dụng thiết bị bình thường.

Tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội.

Ngắt kết nối Internet, cài đặt phần mềm chống virus và quét toàn bộ hệ thống.

Câu hỏi 10: Khi gặp phải trang web yêu cầu bạn nhập thông tin thẻ tín dụng mà không có dấu hiệu của bảo mật "https" trên thanh địa chỉ, bạn nên:

Đặt mua hàng bằng phương thức thanh toán khác.

Tiếp tục nhập thông tin vì trang web có thể đang cập nhật chứng chỉ bảo mật.

Đóng trang web ngay lập tức và không nhập bất kỳ thông tin nào.

Liên hệ với người quản trị trang web để xác nhận.

Câu hỏi 11: Khi nhận được email yêu cầu xác nhận thông tin cá nhân, bạn nên làm gì?

Gửi email trả lời để yêu cầu thêm thông tin.

Kiểm tra địa chỉ email người gửi và không nhấp vào liên kết hoặc tải về tệp đính kèm từ email không rõ nguồn gốc

Mở email ngay lập tức và cung cấp thông tin.

Không mở email và xóa ngay.

Câu hỏi 12: Một mật khẩu mạnh cần có đặc điểm gì?

Chỉ sử dụng một từ đơn giản.

Bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.

Dễ đoán từ thông tin cá nhân.

Ngắn và dễ nhớ.

Câu hỏi 13: Phần mềm chống virus có tác dụng gì trong việc bảo vệ an toàn trực tuyến?

Giúp máy tính hoạt động nhanh hơn.

Bảo vệ thiết bị khỏi các mối đe dọa như virus, phần mềm độc hại.

Giảm hóa đơn tiền điện.

Tự động tìm kiếm thông tin trên internet.

Câu hỏi 14: Đâu là dấu hiệu cho thấy tài khoản trực tuyến của bạn có thể đã bị xâm nhập?

Bạn nhận được email thông báo đăng nhập từ một địa chỉ IP lạ. (**)

Các thông tin cá nhân bị thay đổi mà bạn không biết. (***)

Các phương án (*), (**), (***) đều đúng.

Bạn không thể đăng nhập vào tài khoản. (*)

Câu hỏi 15: Xác thực hai bước là gì?

Phương pháp bảo mật yêu cầu người dùng xác nhận danh tính qua 2 bước.

Hệ thống yêu cầu sử dụng mã PIN cố định.

Hình thức bảo mật bao gồm tên người dùng và mật khẩu.

Xác nhận đăng nhập qua email duy nhất.

Câu hỏi 16: Hiện tượng nào sau đây nghi ngờ điện thoại bị nhiễm mã độc?

Màn hình chính thay đổi màu sắc.

Tự động cài đặt ứng dụng lạ mà không có sự cho phép của bạn.

Thường xuyên hiện thông báo cập nhật hệ thống.

Các ứng dụng không nhận bản cập nhật.

Câu hỏi 17: Tại sao không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản?

Nếu một tài khoản bị xâm phạm, các tài khoản khác cũng sẽ bị đe dọa.

Không quan trọng.

Để dễ nhớ hơn.

Để tiết kiệm thời gian.

Câu hỏi 18: Nếu một ứng dụng không liên quan đến nhắn tin nhưng lại yêu cầu quyền đọc và gửi tin nhắn SMS, điều đó có thể là dấu hiệu của điều gì?

Ứng dụng cung cấp dịch vụ mới.

Ứng dụng có thể là mã độc.

Ứng dụng cần quyền này để hoạt động.

Ứng dụng cần quyền này cho tính năng phụ trợ.

Câu hỏi 19: Nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội?

Luôn đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng; Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội; Cân nhắc trước khi chia sẻ hình ảnh, video clip hay thông tin trên mạng xã hội; Chỉ kết bạn với những người mà chúng ta quen biết trong đời thực; Cài đặt chế độ riêng tư trên mạng xã hội ...

Chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội để thuận tiện liên lạc.

Chấp nhận kết bạn trên các nền tảng như Zalo, Facebook… với tất cả mọi người gửi yêu cầu.

Đặt mật khẩu đơn giản để thuận tiện trong các lần đăng nhập.

Câu hỏi 20: Điều gì nên làm khi bạn phát hiện mình đã chia sẻ tin giả?

Xóa bài đăng và thông báo cho người khác rằng đó là thông tin sai sự thật

Chia sẻ thêm thông tin sai khác để giảm bớt sự chú ý.

Phớt lờ và tiếp tục chia sẻ thông tin khác.

Không cần làm gì cả.

Tải về Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024

Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh mới nhất?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh mới nhất? (hình từ internet)

An toàn thông tin mạng là gì? Không gian mạng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về an toàn thông tin mạng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
...

Như vậy, an toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 quy định về không gian mạng như sau:

Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

11 nội dung quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng như thế nào?

Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng được quy định tại Điều 51 Luật An toàn thông tin mạng 2015, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 18 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:

(1) Xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn thông tin mạng; tổ chức lập phương án phát triển hạ tầng bảo đảm an toàn thông tin mạng trong quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

(2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng; xây dựng, công bố tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng.

(3) Quản lý nhà nước về mật mã dân sự.

(4) Quản lý công tác đánh giá, công bố hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng.

(5) Quản lý công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin.

(6) Thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin.

(7) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thông tin mạng.

(8) Quản lý hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.

(9) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; đào tạo cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin mạng.

(10) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng.

(11) Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
61 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào