Đào tạo bổ sung người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Y khoa bằng những hình thức gì?
- Đào tạo bổ sung người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Y khoa bằng những hình thức gì?
- Cơ sở đào tạo tổ chức quản lý và triển khai đào tạo bổ sung ngành Y khoa đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
- Cơ sở đào tạo bổ sung ngành Y khoa đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực đầu ra đối với mỗi học viên như thế nào?
Đào tạo bổ sung người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Y khoa bằng những hình thức gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về hình thức, tổ chức và quản lý đào tạo như sau:
Hình thức, tổ chức và quản lý đào tạo
1. Hình thức đào tạo: tập trung tại cơ sở đào tạo.
...
Theo đó, hình thức đào tạo bổ sung người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Y khoa là tập trung tại cơ sở đào tạo.
Đào tạo bổ sung người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Y khoa (Hình từ Internet)
Cơ sở đào tạo tổ chức quản lý và triển khai đào tạo bổ sung ngành Y khoa đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về hình thức, tổ chức và quản lý đào tạo như sau:
Hình thức, tổ chức và quản lý đào tạo
...
2. Cơ sở đào tạo tổ chức quản lý và triển khai đào tạo bổ sung của từng ngành theo chương trình được xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá các môn học/học phần trong chương trình đào tạo thực hiện theo quy định của quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ và tài liệu liên quan của các khóa đào tạo tại đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
5. Quản lý việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung theo quy định cấp phát văn bằng chứng chỉ hiện hành.
6. Quản lý người học theo quy chế công tác sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, cơ sở đào tạo tổ chức quản lý và triển khai đào tạo bổ sung ngành Y khoa theo chương trình được xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT.
Tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định trên cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung theo từng ngành phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng.
Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá các môn học/học phần trong chương trình đào tạo thực hiện theo quy định của quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quản lý, lưu trữ hồ sơ và tài liệu liên quan của các khóa đào tạo tại đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Quản lý việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung theo quy định cấp phát văn bằng chứng chỉ hiện hành.
Quản lý người học theo quy chế công tác sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ sở đào tạo bổ sung ngành Y khoa đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực đầu ra đối với mỗi học viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả đầu ra như sau:
Kiểm tra, đánh giá kết quả đầu ra
Cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực đầu ra đối với mỗi học viên để đảm bảo người học có năng lực tương đương bác sĩ cùng ngành tại cơ sở đào tạo.
Như vậy, cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực đầu ra đối với mỗi học viên để đảm bảo người học có năng lực tương đương bác sĩ cùng ngành tại cơ sở đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?