Dao, rựa có được xem là vũ khí thô sơ không? Hiện nay, những đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ?

Cho mình hỏi dao, rựa có được xem là vũ khí không? Nếu có thì chúng là vũ khí thô sơ đúng không? Thế nào là hung khí nguy hiểm? Hiện nay, những đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ? Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ được thực hiện như thế nào? Mong ban tư vấn hỗ trợ giải đáp sớm nhé! Đây là câu hỏi của anh P.T đến từ Tp.HCM.

Dao, rựa có được xem là vũ khí thô sơ không?

Dao, rựa có được xem là vũ khí thô sơ không, thì căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
...
4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
...

Theo quy định trên, dao, rựa ở đây được xác định là loại vũ khí thô sơ.

Theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì hung khí nguy hiểm là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm có khả năng gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

2. Về khái niệm "vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự
2.1. "Vũ khí" là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
a. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...
b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...
c. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...

Mặc dù Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP đã hết hiệu lực từ ngày 08/10/2021 nhưng anh vẫn có thể áp dụng tinh thần của văn bản này để giải thích định nghĩa của hung khí nguy hiểm.

vũ khí

Vũ khí thô sơ (Hình từ Internet)

Những đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ?

Những đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ được quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
g) An ninh hàng không;
h) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
i) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
k) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, những đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:

- Quân đội nhân dân;

- Dân quân tự vệ;

- Cảnh sát biển;

- Công an nhân dân;

- Cơ yếu;

- Kiểm lâm, Kiểm ngư;

- An ninh hàng không;

- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ được thực hiện như thế nào?

Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ được thực hiện theo Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 như sau:

(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi được trang bị vũ khí thô sơ phải đến cơ quan Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ làm thủ tục khai báo.

Hồ sơ đề nghị bao gồm:

- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất;

- Nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu (nếu có) của từng vũ khí thô sơ;

- Bản sao Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ;

- Bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho;

- Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ có trách nhiệm thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị;

(2) Tập thể, cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ dùng làm hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo phải khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở hoặc cư trú.

Hồ sơ đề nghị bao gồm:

- Văn bản đề nghị; bản kê khai vũ khí thô sơ, bản sao giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ (nếu có);

- Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an xã, phường, thị trấn phải thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho tập thể, cá nhân sở hữu.

Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3,617 lượt xem
Vũ khí thô sơ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mang vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc phương tiện có khả năng sát thương để gây rối trật tự công cộng bị phạt thế nào?
Pháp luật
Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
Pháp luật
Dao, rựa có được xem là vũ khí thô sơ không? Hiện nay, những đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ?
Pháp luật
Dao găm có được xem là vũ khí thô sơ hay không? Người được giao vũ khí thô sơ có thể sử dụng vũ khi thô sơ để phòng vệ không?
Pháp luật
Nỏ có được xem là vũ khí thô sơ hay không? Khi nào thì bị phạt hành chính và khi nào bị phạt tù?
Pháp luật
Việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ được thực hiện như thế nào? Người nào có thẩm quyền ký giấy xác nhận về vũ khí thô sơ?
Pháp luật
Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ?
Pháp luật
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ thì giải quyết cấp giấy xác nhận như thế nào?
Pháp luật
Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ tại Cục Cảnh sát QLHC về TTXH được cấp theo trình tự nào? Lệ phí cấp Giấy phép này là bao nhiêu?
Pháp luật
Lưỡi lê có phải vũ khí thô sơ không? Mua bán trái phép lưỡi lê qua biên giới có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Có bao nhiêu loại giấy xác nhận vũ khí thô sơ? Việc cấp giấy xác nhận về vũ khí thô sơ dựa trên những nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vũ khí thô sơ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vũ khí thô sơ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào