Đào khảo sát địa chất trong công trình thủy lợi được áp dụng ở đâu? Kích thước hố đào phải đáp ứng những yêu cầu chung gì?
Đào khảo sát địa chất trong công trình thủy lợi được áp dụng ở đâu?
Căn cứ theo tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Đào
8.1 Điều kiện áp dụng
Đào áp dụng được ở những tầng đất; đất chứa dăm sạn, cát, cuội sỏi nhỏ, v.v... từ cấp I đến cấp V (tham khảo Phụ lục B.3) tới độ sâu không quá 6 m trong hố đào không có nước hoặc mực nước nhỏ hơn 0,1 m (tính từ đáy hố đào đến độ sâu khảo sát).
...
Như vậy đào khảo sát địa chất trong công trình thủy lợi được áp dụng ở những tầng đất; đất chứa dăm sạn, cát, cuội sỏi nhỏ, v.v... từ cấp I đến cấp V (tham khảo Phụ lục B.3) tới độ sâu không quá 6 m trong hố đào không có nước hoặc mực nước nhỏ hơn 0,1 m (tính từ đáy hố đào đến độ sâu khảo sát).
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Kích thước hố đào trong công trình thủy lợi phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Đào
...
8.2 Yêu cầu chung về kích thước hố đào
- Quy cách của hố đào theo quy định tại điều 4.2 và đảm bảo thêm các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo cho người đào hố có đủ không gian để thực hiện công tác đào, đặc biệt là khi đào xuống sâu;
- Phải đảm bảo thành hố đào ổn định trong suốt quá trình đào hố;
- Phải đủ để thực hiện các thí nghiệm hiện trường trong hố đào như: thí nghiệm đổ nước, thí nghiệm múc nước, thí nghiệm bàn nén hiện trường;
- Kích thước miệng hố đào thông thường là (dài x rộng) = (1,25 x 0,80) m hoặc (1 x 1) m và phải được quy định cụ thể trong phương án kỹ thuật khảo sát;
- Chiều sâu hố đào có chống chắn không vượt quá 6 m, hố đào không chống chắn (trong trường hợp vách hố đào ổn định hoặc đào hố có tiết diện tròn) thì chiều sâu cũng không vượt quá 4 m. Trường hợp cần phải khảo sát sâu hơn thì kết hợp biện pháp khoan máy hoặc khoan tay trong hố đào.
...
Do đó, kích thước hố đào trong công trình thủy lợi phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
+ Phải đảm bảo cho người đào hố có đủ không gian để thực hiện công tác đào, đặc biệt là khi đào xuống sâu;
+ Phải đảm bảo thành hố đào ổn định trong suốt quá trình đào hố;
+ Phải đủ để thực hiện các thí nghiệm hiện trường trong hố đào như: thí nghiệm đổ nước, thí nghiệm múc nước, thí nghiệm bàn nén hiện trường;
+ Kích thước miệng hố đào thông thường là (dài x rộng) = (1,25 x 0,80) m hoặc (1 x 1) m và phải được quy định cụ thể trong phương án kỹ thuật khảo sát;
+ Chiều sâu hố đào có chống chắn không vượt quá 6 m, hố đào không chống chắn (trong trường hợp vách hố đào ổn định hoặc đào hố có tiết diện tròn) thì chiều sâu cũng không vượt quá 4 m. Trường hợp cần phải khảo sát sâu hơn thì kết hợp biện pháp khoan máy hoặc khoan tay trong hố đào.
Đào hố trong công trình thủy lợi phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Đào
...
8.3 Kỹ thuật đào
Đào hố là công tác đào hoàn toàn bằng thủ công và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1) Trước khi đào phải tiến hành xác định biên đào từ tâm hố đào (giao điểm của 2 đường chéo) về các phía, đảm bảo được kích thước theo quy định tại điều 8.2 đến hết độ sâu đào;
2) Chiều dài (khi hố đào là hình chữ nhật) hoặc 1 cạnh (khi hố đào là hình vuông) của hố đào phải vuông góc với ta luy dương (khi vị trí đào ở khu vực sườn, mái dốc) và phải vuông góc với tim tuyến khảo sát ở các vị trí còn lại;
3) Quá trình đào tiến hành từ biên vào dần đến trung tâm hố, đào từ trên xuống dưới cho đến độ sâu yêu cầu. Trong quá trình đào gặp đá phong hóa, đá tảng phải dùng cuốc chim, xà beng và choòng để phá đá. Trường hợp đá tảng, đá phong hóa có kích thước lớn hơn 1/3 kích thước hố đào thì phải dừng đào và chuyển sang đào hố bên cạnh (nếu cần thiết). Khu vực có nhiều đá thì không dùng phương pháp đào hố;
4) Trong quá trình đào gặp địa tầng có khả năng gây sạt lở phải tiến hành chống đỡ vách hố đào bằng các tấm chắn (làm bằng gỗ hoặc tôn, thép có chiều dày thích hợp) có thanh chèn phía dưới (1 đầu thanh chèn vào vách hố đối diện, 1 đầu thanh chèn vào tấm chắn, góc nghiêng của thanh chèn với phương nằm ngang trong khoảng từ 20° đến 30°) và phần trên tấm chắn được định vị chắc chắn để đảm bảo an toàn trong quá trình đào;
5) Đối với các hố đào có chiều sâu đào lớn hơn 1,5 m phải tạo bậc ở vách hố đào với kích thước tối thiểu (dài x rộng x cao) = (0,5 x 0,3 x 0,3) m hoặc đào hốc ở 2 vách hố đào có kích thước (dài x rộng x sâu) = ( 0,4 x 0,2 x 0,1) m để cho người lên xuống được dễ dàng;
6) Khi đào hố đến độ sâu 1 m thì phải dùng xô buộc dây để chuyển đất đào lên trên miệng hố. Đất đào phải đổ xa miệng hố tối thiểu 3 m để tránh sạt lở đất đào vào trong hố;
7) Trong quá trình đào gặp nước ngầm hoặc nước mặt chảy vào hố với mực nước lớn hơn 0,1 m (tính từ đáy hố đang đào) thì phải dừng đào, trường hợp phải đào tiếp thì phải có biện pháp hạ thấp mực nước bằng múc hoặc bơm hút nước để hạ thấp mực nước đến trị số trên. Trong trường hợp này cần đặc biệt lưu ý gia cố chống chắn vách hố đào để đảm bảo an toàn cho người đào hố.
...
Như vậy đào hố trong công trình thủy lợi phải đảm bảo các yêu cầu được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu điểm thi HSG quốc gia 2024 2025 mới nhất? Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024 2025 ở đâu?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giám sát thi công công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Dịch vụ công cộng tiện ích trong cụm công nghiệp gồm những gì? Dịch vụ công cộng tiện ích có thuộc nội dung quản lý nhà nước?
- Mẫu email chúc Tết Dương lịch dành cho đối tác? Tết Dương lịch tại Việt Nam có phải ngày lễ lớn?
- Chỉ số giá xây dựng phản ánh điều gì? Chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể được xác định trên cơ sở nào?