Danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao áp dụng cho CSTC Nhóm 1, 3? Danh sách xếp hạng rủi ro người nộp thuế cho CSTC nhóm 2 như thế nào?
Danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao áp dụng cho CSTC Nhóm 1, 3 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu 01-QLHĐ/QTr-QLRR Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 quy định mẫu danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao áp dụng đối với chỉ số tiêu chí Nhóm 1 như sau:
Tải Danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao áp dụng đối với chỉ số tiêu chí Nhóm 1: tại đây
Căn cứ theo quy định tại Mẫu 03-QLHĐ/QTr-QLRR Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 quy định mẫu danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao áp dụng đối với chỉ số tiêu chí Nhóm III như sau:
Tải danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao áp dụng đối với chỉ số tiêu chí nhóm 3: Tại đây
Danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao áp dụng cho CSTC Nhóm 1, 3? Danh sách xếp hạng rủi ro người nộp thuế cho CSTC nhóm 2 như thế nào?
Mẫu Danh sách xếp hạng rủi ro người nộp thuế áp dụng đối với CSTC Nhóm 2 có dạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu 02-QLHĐ/QTr-QLRR Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 quy định mẫu danh sách xếp hạng rủi ro người nộp thuế áp dụng đối với CSTC Nhóm 2 có dạng như sau:
Tải mẫu Danh sách xếp hạng rủi ro người nộp thuế áp dụng đối với CSTC Nhóm 2: tại đây.
Việc phân loại ngưỡng rủi ro cao thực hiện theo các phương pháp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 quy định như sau:
Đánh giá, phân loại người nộp thuế
1. Nguyên tắc chung
Việc phân tích, đánh giá, phân loại người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn được thực hiện tự động trên ứng dụng QLRR theo từng cơ quan thuế quản lý trực tiếp NNT. Trường hợp ứng dụng QLRR thiếu thông tin để xác định NNT có dấu hiệu rủi ro thì việc áp dụng QLRR được thực hiện thủ công bằng văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định.
Việc đánh giá, phân loại người nộp thuế được thực hiện trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro được cập nhật trên ứng dụng QLRR tại thời điểm đánh giá và các tiêu chí, chỉ số tiêu chí phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành.
Việc đánh giá, phân loại người nộp thuế được thực hiện định kỳ vào ngày 25 hàng tháng.
2. Xây dựng ngưỡng rủi ro
Ngưỡng rủi ro là căn cứ phân loại rủi ro của người nộp thuế theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp. Ngưỡng rủi ro phải phê duyệt trên hệ thống và có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt. Ngưỡng rủi ro được điều chỉnh, ban hành theo yêu cầu quản lý từng thời kỳ. Việc xác định ngưỡng rủi ro được thực hiện đối với CSTC chấm điểm Nhóm II quy định tại Điều 8 Bộ CSTC ban hành theo Quyết định số 78/QĐ-TCT và do Tổng cục Thuế hướng dẫn thực hiện làm căn cứ phân loại rủi ro của NNT.
- Việc phân ngưỡng rủi ro cao thực hiện theo hai (02) phương pháp sau:
+ Phương pháp số tuyệt đối: số lượng NNT có dấu hiệu rủi ro cao được ấn định cụ thể cho từng cơ quan thuế theo số lượng NNT hoặc theo tổng điểm rủi ro.
+ Phương pháp số tương đối: số lượng NNT có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ % tính trên số lượng NNT đang hoạt động đưa vào phân tích theo phạm vi phân tích.
- Tỷ lệ (số lượng) NNT xếp hạng rủi ro thấp tương ứng với 50% tổng số NNT lấy từ tổng điểm rủi ro thấp nhất trở lên.
- Tỷ lệ (số lượng) NNT xếp hạng rủi ro trung bình: là tỷ lệ (số lượng) NNT còn lại sau khi trừ đi số NNT rủi ro cao và số NNT rủi ro thấp.
Trường hợp người nộp thuế thuộc ngưỡng rủi ro cao nhưng có điểm trùng nhau thì xét theo chỉ số tiêu chí phụ với thứ tự ưu tiên như sau:
.....
Theo quy định trên, việc phân ngưỡng rủi ro cao thực hiện theo hai phương pháp:
+ Phương pháp số tuyệt đối: số lượng NNT có dấu hiệu rủi ro cao được ấn định cụ thể cho từng cơ quan thuế theo số lượng NNT hoặc theo tổng điểm rủi ro.
+ Phương pháp số tương đối: số lượng NNT có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ % tính trên số lượng NNT đang hoạt động đưa vào phân tích theo phạm vi phân tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?