Danh mục hàng hóa kinh doanh trong Siêu thị hạng 2 có ít nhất bao nhiêu tên hàng? Quy tắc gọi tên hàng hóa được quy định thế nào?

Danh mục hàng hóa kinh doanh trong Siêu thị hạng 2 có ít nhất bao nhiêu tên hàng? Quy tắc gọi tên hàng hóa kinh doanh trong Siêu thị hạng 2 được quy định ra sao? Siêu thị hạng 2 kinh doanh hàng hóa kinh doanh trong siêu thị không có tên của hàng hóa và tên của siêu thị bị phạt bao nhiêu? Câu hỏi của anh Ân (Hải Phòng).

Tên hàng là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
...
4. Tên hàng là tên gọi của một mặt hàng hoặc tên gọi hay ký hiệu của một mẫu mã cụ thể trong một loại mặt hàng để phân biệt với một mẫu mã cụ thể khác trong loại mặt hàng này.
...

Theo đó, tên hàng được hiểu là tên gọi của một mặt hàng hoặc tên gọi hay ký hiệu của một mẫu mã cụ thể trong một loại mặt hàng để phân biệt với một mẫu mã cụ thể khác trong loại mặt hàng này.

Trung tâm thương mại

Danh mục hàng hóa kinh doanh trong Siêu thị hạng 2 (Hình từ Internet)

Danh mục hàng hóa kinh doanh trong Siêu thị hạng 2 có ít nhất bao nhiêu tên hàng?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định như sau:

Tiêu chuẩn Siêu thị
...
2. Siêu thị hạng II:
2.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
2.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;
2.1.2. Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;
2.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
2.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
2.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.
2.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiên chuẩn 2.1.1 là từ 500 m2 trở lên; tiêu chuẩn 2.1.2 là lừ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

Chiếu theo quy định này, danh mục hàng hóa kinh doanh trong Siêu thị hạng 2 phải có ít nhất từ 10.000 tên hàng trở lên đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợpít nhất từ 1.000 tên hàng trở lên đối với Siêu thị chuyên doanh.

Quy tắc gọi tên hàng hóa kinh doanh trong Siêu thị hạng 2 được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định như sau:

Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại
1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:
1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng.
1.3. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.
1.4. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.
1.5. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điềm bảo hành.
1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.

Theo đó, tên hàng phải có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hạng 2.

Trong trường hợp hàng hóa không có tên thương mại riêng thì phải có tên hàng hóa, dịch vụ, và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Siêu thị hạng 2 kinh doanh hàng hóa trong siêu thị không có tên của hàng hóa và tên của siêu thị bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 78 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định về quản lý chợ, kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại theo quy định;
b) Ghi biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại không đúng nội dung và hình thức theo quy định;
c) Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định;
d) Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại không có tên của hàng hóa, dịch vụ và tên của siêu thị hoặc trung tâm thương mại theo quy định;
đ) Hàng hóa bán trong siêu thị, trung tâm thương mại có chế độ bảo hành mà không ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành theo quy định;
e) Không thực hiện việc ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định.

Lưu ý mức xử lý hành chính này chỉ áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức (doanh nghiệp) mức xử phạt sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

Như vậy, đối với Siêu thị hạng 2 mức xử lý hành chính khi hàng hóa kinh doanh trong siêu thị không có tên của hàng hóa và tên của siêu thị sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Siêu thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị phải đáp ứng những yêu cầu gì? Theo tiêu chuẩn Siêu thị, Siêu thị có thể phân thành mấy hạng?
Pháp luật
Biển hiệu của Siêu thị chuyên doanh hạng I được ghi như thế nào trong trường hợp ghi thêm bằng tiếng nước ngoài?
Pháp luật
Danh mục hàng hóa kinh doanh trong Siêu thị hạng 2 có ít nhất bao nhiêu tên hàng? Quy tắc gọi tên hàng hóa được quy định thế nào?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh Siêu thị phải định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Siêu thị theo yêu cầu của cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Siêu thị
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,880 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Siêu thị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Siêu thị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào