Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá mới nhất theo Luật Giá 2023 gồm những hàng hóa, dịch vụ nào?

Tôi muốn hỏi danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá mới nhất theo Luật Giá 2023 gồm những hàng hóa, dịch vụ nào? - câu hỏi của chị Thùy (Biên Hòa)

Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá theo Luật Giá 2023?

Ngày 19/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giá năm 2023

Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Luật Giá 2023 có nêu rõ Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bao gồm:


Theo đó, có 42 danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá

Trong đó, nổi bật các hàng hóa, dịch vụ dưới đây đã được đưa vào danh sách do nhà nước định giá:

- Điện (bán lẻ, bán buôn), các dịch vụ về điện theo quy định của Luật Điện lực

- Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ (trừ dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc) để kinh doanh, do trung ương quản lý

- Nước sạch

- Sách giáo khoa

...

Trên đây là danh mục hàng hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá theo Luật Giá 2023

Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá mới nhất theo Luật Giá 2023 gồm những hàng hóa, dich vụ nào?

Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá mới nhất theo Luật Giá 2023 gồm những hàng hóa, dich vụ nào?

Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng điều kiện nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Giá 2023 có nêu rõ như sau:

Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
1. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và các luật khác;
b) Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên;
c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình thức sau đây:
a) Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó;
b) Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp giá hơn mức giá đó;
c) Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao giá hơn mức giá đó;
d) Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được định giá, mua, bán không thấp hơn mức tối thiểu và không cao hơn mức tối đa của khung giá đó.
3. Thẩm quyền, trách nhiệm định giá:
a) Thủ tướng Chính phủ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, đời sống người dân;
b) Bộ Tài chính định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý; hàng hóa, dịch vụ thuộc nhiều ngành, lĩnh vực quản lý và ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi chuyên ngành quản lý theo quy định pháp luật;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn.
....

Theo đó, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định trên.

Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Giá 2023 quy định nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước như sau:

Nguyên tắc định giá của Nhà nước:

- Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;

- Bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;

- Xem xét điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.

Căn cứ định giá của Nhà nước:

- Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc trong quá trình xây dựng phương án giá;

- Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;

- Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.

Luật Giá năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024 và thay thế Luật Giá 2012.

Tuy nhiên quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

Luật giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp 22 văn bản hướng dẫn Luật Giá mới nhất? Áp dụng Luật Giá và pháp luật có liên quan như thế nào?
Pháp luật
Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Giá 2023 về điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thế nào?
Pháp luật
Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá mới nhất theo Luật Giá 2023 gồm những hàng hóa, dịch vụ nào?
Pháp luật
Tổng hợp những điểm mới của Luật Giá mới nhất 2023 so với Luật Giá hiện hành là gì? Khi nào áp dụng Luật Giá 2023?
Pháp luật
Luật Giá mới nhất 2023 sửa đổi nhiều quy định so với Luật Giá hiện hành như thế nào? Khi nào áp dụng Luật Giá 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật giá
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
12,491 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào