Danh mục công nghệ cấm chuyển giao được quy định bao gồm những gì? Mức xử phạt đối với hành vi chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao là gì?
Công nghệ nào bị cấm chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về công nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước công nghệ sau đây:
+ Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học;
+ Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội;
+ Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
+ Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Còn đối với trường hợp chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài, căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, pháp luật hiện nay cấm chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp luật khác cho phép chuyển giao.
Danh mục công nghệ cấm chuyển giao được quy định bao gồm những gì? Mức xử phạt đối với hành vi chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao là gì? (Hình từ Internet)
Danh mục công nghệ cấm chuyển giao được quy định bao gồm những gì?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2018/NĐ-CP, hiện nay Danh mục công nghệ cấm chuyển giao hiện nay được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP có nội dung bao gồm:
I. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀ TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. Công nghệ điều chế chất ma túy.
2. Công nghệ nhân bản vô tính phôi người.
3. Công nghệ in, sắp chữ bằng bản chì.
4. Công nghệ sản xuất pin bằng phương pháp hồ điện dịch.
5. Công nghệ điện phân dùng điện cực thủy ngân.
...
II. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
1. Công nghệ cấm chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước.
Xem toàn bộ danh mục công nghệ cấm chuyển giao hiện nay: Tại đây.
Mức xử phạt đối với hành vi chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Lợi dụng chuyển giao công nghệ làm ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, sức khỏe con người, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
2. Chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ hạn chế chuyển giao.
3. Vi phạm quy định về quyền chuyển giao công nghệ.
4. Lừa dối, giả tạo trong việc lập, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, nội dung công nghệ trong hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư.
5. Cản trở, từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tiết lộ bí mật công nghệ trái quy định của pháp luật, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
7. Sử dụng công nghệ không đúng với công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.
Theo đó, hành vi chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao là hành vi vi phạm pháp luật và có thế bị xử phạt như sau:
Căn cứ Điều 26 Nghị định 51/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao:
Vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao nhưng không có Giấy phép chuyển giao công nghệ.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, trang thiết bị, phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này đối với công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.
Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi chuyển giao công nghệ bị cấm chuyển giao, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000.
Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?