Danh mục các mô-đun trong bài cơ sở tâm lý học của chương trình giáo dục nghề nghiệp theo quy định mới nhất?
- Danh mục các Mô-đun và phân bổ thời gian trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
- Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian trong Mô-đun MĐ01 trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
- Nội dung chi tiết của bài cơ sở tâm lý học của giáo dục nghề nghiệp trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Danh mục các Mô-đun và phân bổ thời gian trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về danh mục các Mô-đun và phân bổ thời gian trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cụ thể là:
Nội dung chi tiết của bài cơ sở tâm lý học của giáo dục nghề nghiệp trong Mô-đun MĐ01 theo quy định mới nhất?
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian trong Mô-đun MĐ01 trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian trong Mô-đun MĐ01 được quy định tại Mục 3.1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành cụ thể:
Nội dung chi tiết của bài cơ sở tâm lý học của giáo dục nghề nghiệp trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Mục 3.2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về nội dung chi tiết của cơ sở tâm lý học của giáo dục nghề nghiệp trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm quy định:
Thời gian tham gia đào tạo bài cơ sở tâm lý học của giáo dục nghề nghiệp là 10 giờ
Mục tiêu của bài cơ sở tâm lý học của giáo dục nghề nghiệp là:
Hoàn thành bài học này, người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Phân tích được bản chất của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp;
+ Giải thích được cơ sở tâm lý của hoạt động dạy - học trong giáo dục nghề nghiệp.
- Kỹ năng: Áp dụng được cơ sở tâm lý của hoạt động dạy - học vào thiết kế và thực hiện dạy học trong giáo dục nghề nghiệp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động, linh hoạt áp dụng cơ sở tâm lý của hoạt động dạy - học vào thiết kế và thực hiện dạy học trong giáo dục nghề nghiệp.
Nội dung chính:
1. Khái niệm, bản chất và tầm quan trọng của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo
1.1. Khái niệm tâm lý học giáo dục nghề nghiệp
1.2. Bản chất của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp
1.3. Tầm quan trọng của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo
2. Cơ sở tâm lý của hoạt động học
2.1. Sự phát triển tâm lý của người học trong giáo dục nghề nghiệp
2.2. Bản chất tâm lý của học tập
2.3. Phong cách học tập
2.4. Các lý thuyết học tập
2.5. Mô hình học tập của người học trong giáo dục nghề nghiệp
3. Cơ sở tâm lý của hoạt động dạy
3.1. Đặc điểm, vai trò của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
3.2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
3.3. Thái độ, cảm xúc, tính cách và hành vi của nhà giáo trong lớp học
3.4. Cơ sở tâm lý của dạy lý thuyết, thực hành và tích hợp
3.5. Giảng dạy hiệu quả trong lớp học
4. Thực hành, thảo luận
4.1. Tầm quan trọng của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo
4.2. Sự phát triển tâm lý của người học trong giáo dục nghề nghiệp
4.3. Phong cách học tập và các mô hình học tập của người học trong giáo dục nghề nghiệp
4.4. Giảng dạy hiệu quả trong lớp học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì nội dung chi tiết của bài cơ sở tâm lý học giáo dục nghề nghiệp là: Khái niệm, bản chất và tầm quan trọng của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo. Trong khái niệm, bản chất và tầm quan trọng của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo bao gồm khái niệm tâm lý học giáo dục nghề nghiệp, bản chất của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp và tầm quan trọng của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo. Về cơ sở tâm lý của hoạt động học bao gồm sự phát triển tâm lý của người học trong giáo dục nghề nghiệp; bản chất tâm lý của học tập; phong cách học tập; các lý thuyết học tập và mô hình học tập của người học trong giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở tâm lý của hoạt động dạy gồm có đặc điểm, vai trò của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; thái độ, cảm xúc, tính cách và hành vi của nhà giáo trong lớp học; cơ sở tâm lý của dạy lý thuyết, thực hành và tích hợp và giảng dạy hiệu quả trong lớp học. Cuối cùng là thực hành, thảo luận thì gồm tầm quan trọng của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo; sự phát triển tâm lý của người học trong giáo dục nghề nghiệp; phong cách học tập và các mô hình học tập của người học trong giáo dục nghề nghiệp và giảng dạy hiệu quả trong lớp học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi gửi tới bạn. Trân trọng!
Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?