Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm những nội dung nào?
- Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm những nội dung nào?
- Thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước được bảo vệ là bao lâu?
- Khi nào thì gia hạn thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước?
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 3 Quyết định 1765/QĐ-TTg năm 2020 quy định về Danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
Bí mật nhà nước độ Mật gồm:
1. Báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước trước khi trình bày trước Quốc hội; bài viết, bài phát biểu, bài phỏng vấn của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước liên quan đến các vấn đề về tôn giáo, dân tộc, quyền con người, chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia chưa công khai.
2. Tờ trình, báo cáo của Chủ tịch nước trước Quốc hội giải trình những nội dung còn có ý kiến khác nhau về nhân sự bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chưa công khai.
Tờ trình, báo cáo của Văn phòng Chủ tịch nước giải trình những nội dung còn có ý kiến khác nhau về nhân sự trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cử, triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa công khai.
3. Chương trình, kế hoạch chi tiết công tác trong nước của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
4. Văn bản, ý kiến của Chủ tịch nước, văn bản, tài liệu của Văn phòng Chủ tịch nước về việc xét đơn xin ân giảm án tử hình, đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với các trường hợp xâm phạm an ninh quốc gia, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng chưa công khai.
5. Tờ trình, báo cáo của Văn phòng Chủ tịch nước xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước về việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới chưa công khai.
6. Tờ trình, báo cáo của Văn phòng Chủ tịch nước trình Chủ tịch nước quyết định về việc tước quốc tịch Việt Nam đối với các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia chưa công khai.
7. Báo cáo, tài liệu của Văn phòng Chủ tịch nước phục vụ Chủ tịch nước họp lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương có nội dung liên quan đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội lớn của đất nước.
8. Thiết kế kỹ thuật liên quan đến bảo đảm an ninh, an toàn trụ sở cơ quan Văn phòng Chủ tịch nước.
Như vậy, Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm những nội dung nêu trên.
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước được bảo vệ là bao lâu?
Theo Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Như vậy, thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước là 10 năm.
Lưu ý:
- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Khi nào thì gia hạn thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước?
Theo Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
3. Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn.
4. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?