Danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương gồm những danh hiệu nào? Thời gian đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương là khi nào?
- Danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương gồm những danh hiệu nào?
- Hình thức khen thưởng thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương bao gồm những hình thức nào?
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Công Thương như thế nào?
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua trong ngành Công Thương như thế nào?
Danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương gồm những danh hiệu nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 40/2019/TT-BCT quy định danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương gồm có:
- Đối với cá nhân:
+ Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
+ Chiến sĩ thi đua Bộ Công Thương.
+ Chiến sĩ thi đua cơ sở.
+ Lao động tiên tiến.
- Đối với tập thể:
+ Cờ thi đua của Chính phủ.
+ Cờ thi đua của Bộ Công Thương.
+ Tập thể lao động xuất sắc.
+ Tập thể lao động tiên tiến.
Danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương gồm những danh hiệu nào? Thời hạn đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời gian đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương là khi nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 40/2019/TT-BCT quy định thời hạn đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương như sau:
- Đăng ký thi đua thường xuyên:
Hằng năm, các đơn vị tổ chức cho cá nhân, tập thể đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua (bản đăng ký thi đua của tập thể gửi về cấp trên trực tiếp trước ngày 15 tháng 3; bản đăng ký thi đua của đơn vị trực thuộc và cá nhân lưu tại đơn vị) để đặt mục tiêu phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu thi đua và làm căn cứ xem xét khen thưởng.
- Đăng ký thi đua theo đợt (hoặc chuyên đề):
Các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Sở Công Thương tổ chức phát động thi đua theo đợt (hoặc chuyên đề) phải chủ động xây dựng kế hoạch và đăng ký thi đua, hình thức khen thưởng gửi về Bộ Công Thương trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát động phong trào thi đua.
Hình thức khen thưởng thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 40/2019/TT-BCT quy định hình thức khen thưởng thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương bao gồm:
- Các hình thức khen thưởng của Nhà nước:
+ Huân chương.
+ Huy chương.
+ Danh hiệu vinh dự Nhà nước.
+ Giải thưởng Hồ Chí Minh.
+ Giải thưởng Nhà nước.
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Các hình thức khen thưởng của Bộ Công Thương:
+ Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam.
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- Giấy khen là hình thức khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị có tài khoản riêng, con dấu riêng, có tư cách pháp nhân.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Công Thương như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 40/2019/TT-BCT quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Công Thương như sau:
- Tổ chức, cá nhân làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị thuộc ngành Công Thương căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển hằng năm, 5 năm và nhiệm vụ chính trị được giao để tham mưu, đề xuất với lãnh đạo về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua.
+ Đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức tham gia phong trào thi đua.
+ Chủ động hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
+ Đề xuất khen thưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp thuộc ngành Công Thương có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị cùng cấp tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi đơn vị.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng đánh giá thành tích của tập thể, cá nhân có phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành Công Thương.
- Cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Hội đồng về việc thẩm định trên hồ sơ của đơn vị trình, đề nghị các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng bao gồm thẩm định về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua trong ngành Công Thương như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 40/2019/TT-BCT quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua trong ngành Công Thương như sau:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành Công Thương.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương về nội dung thi đua, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua trong ngành Công Thương.
- Thủ trưởng các đơn vị tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong đơn vị.
- Thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cùng cấp chỉ đạo, tổ chức phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua, nhân rộng các phong trào thi đua và các gương điển hình tiên tiến trong phạm vi đơn vị; chủ động phát hiện, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?