Đánh giá năng lực là gì? Mẫu phiếu đánh giá năng lực nhân viên dành cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay?
Đánh giá năng lực là gì?
Đánh giá năng lực là quá trình xác định và đo lường khả năng, kỹ năng, và kiến thức của một cá nhân hoặc nhóm trong một lĩnh vực cụ thể. Mục đích của đánh giá này là hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng phát triển của đối tượng được đánh giá.
Các phương pháp đánh giá năng lực có thể bao gồm:
- Kiểm tra: Sử dụng bài thi để đo lường kiến thức và kỹ năng.
- Phỏng vấn: Hỏi để tìm hiểu về kinh nghiệm và quan điểm của cá nhân.
- Quan sát: Theo dõi hành vi và hiệu suất trong tình huống thực tế.
- Tự đánh giá: Khuyến khích cá nhân tự xem xét năng lực của mình.
Kết quả từ việc đánh giá này thường được sử dụng để phát triển kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, và cải thiện hiệu suất làm việc.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu phiếu đánh giá năng lực nhân viên dành cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu phiếu đánh giá năng lực nhân viên dành cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể tự soạn mẫu này hoặc tham khảo qua mẫu phiếu đánh giá năng lực nhân viên dành cho doanh nghiệp sau đây:
TẢI VỀ Mẫu phiếu đánh giá năng lực nhân viên dành cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 về quyền đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
...
Theo đó, doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp.
Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do doanh nghiệp ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Lưu ý: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo quy định nêu trên, doanh nghiệp phải báo trước cho người lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
Đánh giá năng lực là gì? Mẫu phiếu đánh giá năng lực nhân viên dành cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định thế nào?
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
(2) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
(3) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
(4) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
(5) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo những căn cứ nào? Thời hạn kiểm tra tối đa là bao lâu?
- Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
- Sự kiện bồi thường là gì? Có thể điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng tăng lên khi có sự kiện bồi thường không?
- Trẻ dưới 06 tuổi khi cấp thẻ Căn cước có phải tiến hành thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học không?
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?