Đảng viên vi phạm là gì? Xử lý đảng viên vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh được quy định như thế nào?
Đảng viên vi phạm được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 giải thích từ ngữ "đảng viên vi phạm" như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
[...] 2. Đảng viên vi phạm: Là đảng viên không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên. [...]"
Đảng viên vi phạm (Hình từ Internet)
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên có hành vi vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 54 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
"Điều 54. Vi phạm quy định về đạo đức, nếp sống văn minh
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, mừng thọ, kỷ niệm ngày cưới, mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm mục đích vụ lợi, gây dư luận xấu trong xã hội hoặc trái quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cư trú.
b) Vi phạm quy định về cấm uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
c) Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức.
d) Có hành vi làm mất an ninh, trật tự công cộng (quậy phá, gây gổ, đánh nhau...).
đ) Báo cáo không trung thực kết quả tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của mình khi được tổ chức đảng có thẩm quyền yêu cầu.
e) Để vợ (chồng), con sống xa hoa, lãng phí gây dư luận xấu trong xã hội hoặc vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân mà dung túng hoặc kích động người khác vi phạm pháp luật.
b) Có hành vi xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác; lừa đảo, chiếm dụng tài sản, tiền của tổ chức, cá nhân.
c) Không thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, đảng viên vi phạm trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.
d) Có hành vi vi phạm quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ngành, cơ quan, đơn vị.
đ) Vi phạm quy định về an toàn giao thông gây tai nạn, làm thiệt hại đến sức khoẻ, tài sản của người khác.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân viên dưới quyền.
b) Là cấp dưới nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và đồng nghiệp."
Như vậy, bản chất khái niệm "suy thoái đạo đức" là quan điểm sống trên thực tế, pháp luật không có định nghĩa.
Trường hợp bạn nêu, nếu xét về khía cạnh đạo đức sống, có thể hiểu là không xứng đáng với một người Đảng viên.
Tuy nhiên về cơ sở pháp lý để áp dụng hình thức kỷ luật, thì trong Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 không đề cập đến việc vay tiền - ép bạn gái phá thai; do đó nếu xét về mặt quy định thì trường hợp này rất khó để xử lý kỷ luật.
Nếu có thì chỉ có thể áp dụng quy định chung tại điểm a khoản 1 Điều 31 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau:
"Điều 31. Vi phạm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Làm những việc pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương, vai trò tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm nêu gương của đảng viên; vi phạm nội quy, quy chế, kỷ luật nội bộ cơ quan, đơn vị. [...]"
Trường hợp áp dụng điều khoản này; trong nội quy - quy chế của cơ quan đơn vị phải ghi nhận hành vi vi phạm trên, đồng thời đơn vị chứng minh được vì hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức.
Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật như thế nào?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
[...] 9. Đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng; nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường. [...]"
Như vậy đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự , bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng; nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.