Đảng viên là công chức thì có được phép thành lập, tổ chức quản lý, điều hành các loại hình doanh nghiệp không?

Tôi đang là 01 đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng đang là công chức thì tôi có được phép thành lập, tổ chức quản lý, điều hành các loại hình doanh nghiệp không? Và đảng viên là công chức làm kinh tế thì được và không được làm những gì?

Đảng viên thì có được phép thành lập, tổ chức quản lý, điều hành các loại hình doanh nghiệp không?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 15/QĐ-TW năm 2006 quy định như sau:

"Điều 1: Những quy định chung
1- Quy định này áp dụng đối với mọi đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
2- Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng."

Như vậy, đảng viên có quyền tham gia lao động và kinh doanh ngành nghề không bị pháp luật cấm, không ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan tổ chức, không lạm dụng chức vụ quyền hạn, không trốn tránh thoái thác nhiệm vụ được giao.

Đảng viên

Đảng viên (Hình từ Internet)

Đảng viên là công chức làm kinh tế tư nhân thì được và không được làm những gì?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 15/QĐ-TW năm 2006 quy định như sau:

"Điều 3: Đảng viên đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước (trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác) được làm và không được làm những việc sau đây:
1- Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, bệnh viện tư, trường học tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
2- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
3- Không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.
4- Không được mượn danh nghĩa người khác để sản xuất, kinh doanh; không được để vợ, chồng, con lợi dụng chức vụ, quyền hạn và uy tín của mình để làm kinh tế tư nhân.
5- Được góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, mua cổ phần của công ty cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này."

Như vậy đảng viên là công chức khi tham gia làm kinh tế thì được phép làm và không được làm những điều như quy định trên.

Trong trường hợp bạn là đảng viên và đang là công chức thì không được thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp.

Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân thì có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 15/QĐ-TW năm 2006 quy định như sau:

"Điều 2: Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 1 còn phải tuân theo các quy định sau đây
1- Đối với người lao động trong doanh nghiệp:
a) Trả lương, phân phối lợi nhuận trên cơ sở kết quả lao động và mức vốn đóng góp của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
b) Thực hiện đúng hợp đồng lao động, thoả ước lao động đã ký kết; bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác; đối xử thân ái, tôn trọng người lao động.
c) Dành ưu tiên cho người lao động trong doanh nghiệp được mua cổ phần khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá.
2- Đối với Nhà nước và xã hội:
a) Tự giác chấp hành mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện một cách trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật việc kê khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác, chế độ kế toán, thống kê và các chế độ, chính sách khác của Nhà nước; gương mẫu thực hiện chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp.
b) Trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
3- Đối với tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp:
a) Chủ động, tích cực thực hiện công tác phát triển đảng viên và thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên và tổ chức đảng hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng và tổ chức đảng cấp trên.
b) Phối hợp với cấp uỷ, tổ chức đảng trong doanh nghiệp xây dựng quy chế hoạt động; tham gia ý kiến với cấp uỷ trong việc đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp thực sự là hạt nhân chính trị của doanh nghiệp, lãnh đạo quần chúng chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của người lao động.
c) Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ."

Như vậy, đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân thì ngoài những việc tuân thủ những quy định ở Điều 1 thì còn phải có trách nhiệm đối với người lao động trong doanh nghiệp, Nhà nước và xã hội, tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp như quy định trên.

Đảng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những điều Đảng viên không được làm theo quy định mới nhất là gì? Đảng viên vi phạm pháp luật bị kỷ luật thế nào?
Pháp luật
Đảng viên để được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì phải có sáng kiến kinh nghiệm? Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên thuộc về ai?
Pháp luật
Có miễn sinh hoạt đảng đối với đảng viên đi thăm người thân ở nước ngoài thời gian trên ba tháng hay không?
Pháp luật
Nữ Đảng viên tham gia đánh bạc dưới hình thức số đề nếu có nhiều chức vụ thì cách chức một chức vụ hay tất cả?
Pháp luật
Đảng viên dự bị khi vi phạm có bị xử lý kỷ luật Đảng không? Nếu có thì trình tự, thủ tục được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm? Hình thức kỷ luật Đảng viên là gì?
Pháp luật
Hồ sơ Đảng viên được pháp luật quy định như thế nào? Hồ sơ Đảng viên muốn đính chính lại thông tin ngày sinh trong hồ sơ Đảng có được hay không?
Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện việc kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng viên và tổ chức Đảng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cách tính tuổi đảng của đảng viên như thế nào? Thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức là bao lâu?
Pháp luật
Đảng viên đã ra khỏi Đảng thì có thể được kết nạp lại không? Điều kiện kết nạp lại Đảng viên như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đảng viên
15,016 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đảng viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào